Hiển thị các bài đăng có nhãn benhhiv-sida. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn benhhiv-sida. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Hai người đàn ông dương tính với HIV được chữa khỏi sau khi điều trị ghép tủy

18:40 0
Các chuyên gia của Úc thông báo rằng "Hai người đàn ông dương tính với HIV đã không còn vi-rút sau khi được điều trị ghép tủy". Những bệnh nhân được giấu tên đã được điều trị tại bệnh viện St Vincent của thành phố Sydney và được xét nghiệm vi-rút ở dưới ngưỡng phát hiện. Kết quả trên được báo cáo tại Hội nghị quốc tế về AIDS ở Melbourne, hội nghị vẫn được tiến hành mặc dù một số đại biểu đã gặp nạn trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Hội nghị AIDS Quốc tế lần thứ 20 được tổ chức ở Melbourne, Úc

Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng đây có thể là hướng đi mới trong việc nghiên cứu về HIV: “Chúng tôi rất vui rằng cả hai bệnh nhân đều có kết quả khá tốt nhiều năm sau điều trị và hiện tại cả hai đều không có dấu hiệu của ung thư hay vi-rút” - giáo sư phát biểu.

Mặc dù đều đã được điều trị khỏi vi-rút, cả hai vẫn tiếp tục sử dụng thuốc điều trị vi-rút như một biện pháp bảo vệ.

Ở trường hợp thứ nhất, bệnh nhân đã được ghép tủy xương thành công để điều trị u lympho không Hodgkin từ người hiến tủy có một trong 2 gen có khả năng kháng HIV. Tuy nhiên ở bệnh nhân thứ 2, người được ghép tủy để điều trị ung thư bạch cầu dạng tủy cấp tính thì người cho không hề có gen kháng lại HIV.

Ghép tủy chưa phải là biện pháp điều trị HIV/AIDS

Trước khi nghiên cứu này diễn ra, chỉ có một bệnh nhân duy nhất người Mỹ được cho là điều trị khỏi HIV, đó là Timothy Ray Brown, được ghép tủy vào năm 2007 và 2008. Người cho tủy của anh có cả hai gen kháng lại HIV. Brown đã có khả năng ngừng sử dụng thuốc kháng vi-rút và hiện tại vẫn không phát hiện thấy vi-rút. Tuy nhiên 2 bệnh nhân khác ở Boston, những người được ghép tủy từ người cho không có gen kháng vi-rút, đã phát hiện vi-rút trở lại sau khi ngừng các liệu pháp chống vi-rút.


Giáo sư David Cooper của viện Kirby, trường đại học NSW, nói rằng hai bệnh nhân không còn vi-rút HIV sau khi được ghép tủy xương cần được theo dõi sát.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng mặc dù kết quả nghiên cứu ở Sydney là hết sức quan trọng, nhưng biện pháp điều trị bằng ghép tủy vẫn không thể điều trị được cho bệnh nhân bị HIV, cũng như nó vẫn còn đắt và có nhiều nguy hiểm tiềm tàng có thể diễn ra.

Hai bênh nhân ở Sydney vẫn được giám sát hết sức chặt chẽ để theo dõi nếu như vẫn còn vi-rút tồn tại và cách chúng có thể bị kiểm soát như thế nào.

Giáo sư Cooper cho rằng công việc ở những vị trí mà vẫn còn vi-rút ẩn náu sẽ trở thành câu hỏi lớn trong nghiên cứu HIV/AIDS. "Sẽ là hết sức cần thiết để hiểu những điều này nhằm đạt được mục đích điều trị” - ông nói.

Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả nghiên cứu mở ra một hi vọng mới cho các bệnh nhân nhiễm HIV bị bệnh bạch cầu và u lympho.

“Trong thời gian tới, các kết quả nghiên cứu ở Sydney sẽ hết sức có ý nghĩ với các bệnh nhân phù hợp với điều trị ghép tủy có khả năng tham gia vào các thử nghiêm lâm sàng”, bác sĩ Kersten Koelsch, viện Kirby, trường đại học NSW nói.

Hội nghĩ về AIDS tưởng niệm các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay

Hàng nghìn nhà nghiên cứu, những người liên quan và các phóng viên từ hơn 200 quốc gia đã có mặt tại Melbourne từ ngày 20 đến 25 tháng 7 để tham dự hội nghị về AIDS, sự kiện về sức khỏe lớn nhất do Úc tổ chức.

Hội nghị năm nay đã gặp phải trở ngại lớn bởi sự ra đi của các đại biểu trên chuyến bay của Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền đông Ukraine.

Khoảng 100 trên tổng số 298 người bị thiệt mạng trên chiếc máy bay này đang trên đường đến hội nghị về AIDS, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhân viên y tế, nhà hoạt động xã hội và những người sống chung với AIDS.

Chủ tịch hội nghị nói rằng sự kiện năm nay diễn ra trong sự tưởng nhớ của những đồng nghiệp của họ. “Tất cả mọi người trong hội nghị, và tôi biết tất cả mọi người trong ban tổ chức, đều cảm thấy hết sức bàng hoàng, cũng như vô cùng thương tiếc các đồng nghiệp gặp nạn” - ông nói.

Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine cũng đồng cảm: “Những người bị nạn sẽ mong chúng ta coi những mất mát này là động lực để chúng ta nỗ lực tại đây và trên toàn thế giới để theo đuổi mục tiêu của họ là chấm dứt những mất mát và thiệt hại gây ra do AIDS trên toàn cầu”.

Các nguồn tin cũng xác nhận rằng trong số các nạn nhân có nhà nghiên cứu về HIV nổi tiếng, tiến sĩ Joep Lange và vợ ông, cùng với Glen Thomas đến từ Tổ chức Y tế thế giới.

Bitter Espressivo (HMU English Club) - Theo: hospitalcare.vn/New Scientist (Theo bacsinoitru)
Read more...

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Nam sinh lớp 9 Nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi

04:41 0
 

Chuyện đau lòng này xảy ra với một học sinh nam, đang học lớp 9 một trường trung học cơ sở ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Cả cha mẹ em và bản thân em này đều khóc hết nước mắt khi được bác sĩ thông báo em bị nhiễm HIV.

Người cảnh báo về trường hợp này là bác sĩ Trương Hữu Khanh - tiểu ban nhi Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Bác sĩ Khanh kể em học sinh này được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám bệnh với triệu chứng ốm yếu, sốt, ho, các bác sĩ đã cho em xét nghiệm máu và kết quả dương tính với HIV. Được sự động viên, em học sinh này mới kể lại câu chuyện đau lòng xảy ra với mình. Khoảng tháng 10-2013, em được đi học bơi ở một hồ bơi trên địa bàn Q.Tân Bình. Ngay buổi học đầu tiên, khi em vào phòng thay đồ để đi về thì bị một thanh niên lạ mặt, dáng người cao to, khoảng 30 tuổi xông vào phòng, bịt chặt miệng em lại không cho la lên và lạm dụng em qua đường hậu môn. Hai buổi học tiếp theo, em cũng bị người lạ mặt này xông vào và làm chuyện tương tự nên đến buổi học cuối cùng, em sợ quá không dám đến hồ bơi mà trốn buổi học này.

Khoảng 5-6 tháng sau khi bị lạm dụng, em bắt đầu có biểu hiện ốm yếu, sốt, ho nên gia đình mới đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 và bác sĩ phát hiện em bị nhiễm HIV. Theo bác sĩ Hữu Khanh, quan sát em qua các buổi tham vấn cho thấy khả năng em bị nhiễm HIV do bị lạm dụng khi đi học bơi là có cơ sở chứ em không thể tự tạo ra câu chuyện bị lạm dụng này. Đến nay, gia đình em vẫn chưa báo với nhà trường biết về việc con mình bị lạm dụng khi đi học bơi và đã bị nhiễm HIV.

Bác sĩ Khanh còn cho biết tháng 8-2013, bệnh viện cũng tiếp nhận và xét nghiệm một sinh viên nam 19 tuổi bị nhiễm HIV và cũng cho biết bị lạm dụng tương tự như vậy ở một hồ bơi tại Q.12. Theo lời kể của nam sinh viên này, khoảng tháng 3-2013, khi đang là học sinh trung học phổ thông, em có đi bơi. Một lần, khi bơi xong, hồ bơi rất vắng, em vào phòng thay đồ và bị một thanh niên cao lớn, ở độ tuổi ngoài 30 bất ngờ xông vào phòng bịt miệng và lạm dụng qua đường hậu môn. Sau đó khoảng năm tháng, em bắt đầu xuất hiện triệu chứng nhiễm HIV và được xét nghiệm. Hiện sinh viên này đang được điều trị bằng thuốc ARV (thuốc kháng virút HIV) và sức khỏe ổn định.

Bác sĩ Hữu Khanh nói ông thật sự rất lo lắng vì không loại trừ có thể còn một vài em khác cũng đã bị đối tượng xấu lạm dụng tương tự. Nếu không lên tiếng cảnh báo thì có thể đã có em bị lạm dụng tương tự nhưng không dám nói với gia đình, không đến cơ quan y tế kịp thời để khi sức khỏe có vấn đề, xuất hiện triệu chứng HIV mới tới thì đã chậm trễ.

Tuổi trẻ
Read more...

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Thử nghiệm vắcxin phòng chống AIDS mới ở người

07:29 0
Các chuyên gia công nghệ sinh học hàng đầu của Cuba cho biết họ đã thử nghiệm thành công một loại vắcxin phòng chống AIDS trên chuột và sẵn sàng tiến hành thử nghiệm trên người, theo AFP.

Các nhân viên tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở Havana - Ảnh: AFP

Tại hội nghị công nghệ sinh học quốc tế ở Havana ngày 5-3, ông Enrique Iglesias, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Vắcxin phòng chống AIDS được thử nghiệm thành công trên chuột và chúng tôi đang chuẩn bị giai đoạn thử nghiệm với bệnh nhân HIV dương tính nhưng không phải ở giai đoạn cuối”.

Nhóm nghiên cứu điều chế vắcxin Teravac-HIV-1 từ các loại protein tái tổ hợp để “gây ra phản ứng trong các tế bào chống lại virút HIV”.

“Đến nay đã có hơn 100 thử nghiệm vắcxin trên bệnh nhân HIV bị thất bại ở Cuba và các quốc gia khác” - theo ông Iglesias, thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học và di truyền học Cuba.

Cuba chi hơn 200 triệu USD/năm cho các chương trình tuyên truyền và phòng chống HIV/AIDS, bao gồm các chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho các bệnh nhân HIV/AIDS.

Hơn 600 nhà khoa học từ 38 quốc gia đến tham dự hội thảo công nghệ sinh học quốc tế ở Havana, Cuba ngày 5-3.

Read more...

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Những hiểu lầm 'chết người' về HIV

19:10 0
àdf
Những người phụ nữ có HIV tham gia chung kết cuộc thi "hoa hậu" HIV. Ảnh: P.N.
Đã 20 năm căn bệnh thế kỷ có mặt tại Việt Nam, nhưng đến giờ vẫn còn không ít bạn trẻ cho rằng bệnh có thể lây truyền qua muỗi hay côn trùng đốt, ăn uống chung bát đĩa, thậm chí qua đường hô hấp.
Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên quốc gia gần đây cho thấy, hầu hết bạn trẻ đều biết HIV có thể lây truyền qua tình dục không an toàn, tiêm chích, từ mẹ sang con... Tuy nhiên, một số đáng kể vẫn còn cho rằng HIV có thể lây truyền qua muỗi đốt hay côn trùng đốt (26%), qua ăn uống chung bát đĩa (10%) hoặc qua đường hô hấp (13%).

Cách hiểu mang tính bảo vệ thái quá này có thể làm trầm trọng thêm những định kiến xã hội đối với người nhiễm HIV, khiến họ không chỉ bị cộng đồng mà chính cả người thân xa lánh.

Ngay trước lúc sắp được rời trại cai nghiện, anh Hà, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng biết tin mình nhiễm bệnh. Khi đó chân tay anh rụng rời, mọi thứ như sụp đổ hết dưới chân. Điều đau đớn hơn là khi về nhà, người thân biết tin anh bị HIV liền xây cho anh phòng mới để ở. Sau đấy mẹ anh sắm các vật dụng cá nhân cho con trai, như bàn chải, khăn mặt, cốc, chén, bát, đĩa...

"Tôi thấy mình bị cô độc, xa lánh. Mọi người không ai dám đến gần tôi, bóc quả cam đưa cho cháu mà mẹ nó biết là vứt ngay. Đi ra đường thì mọi người bàn tán, xì xào, chỉ trỏ", anh Hà tâm sự.

Cũng vì thế, anh tự giam mình trong căn phòng 7m2, không ra khỏi phòng, không tiếp xúc, không thư từ, điện thoại với ai. Ngày nào cũng thế, người nhà chuyển đồ ăn cho anh bằng những chiếc cốc nhựa của riêng anh qua cửa sổ. Lúc đó, anh chẳng thiết sống nữa, anh tìm đến ma túy và bắt đầu nghiện lại.

“Tôi muốn chơi cho đời mình nát đi, mình không phải là mình nữa, để đỡ phải nghĩ, đỡ phải dằn vặt, đỡ phải đau đớn”, anh Hà cho biết.

Cũng vì ánh mắt ghẻ lạnh, xa lánh của người xung quanh mà không ít người muốn tìm đến cái chết. Có chị em khi biết mình nhiễm HIV đã nấu hẳn một nồi cháo trộn với thuốc trừ sâu để mấy mẹ con cùng chết. Thế nhưng khi nghe thấy tiếng trẻ con hàng xóm gọi con mình, chị như bừng tỉnh, đổ nồi cháo đi. "Suýt nữa thì tôi đã giết cả con mình", người phụ ấy nghẹn ngào nói.

Chị Tòng Thị Thu Hà, 27 tuổi, ở Điện Biên cũng đã 3 lần định ăn lá ngón để giải thoát chính mình. "Lá ngón độc lắm, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết. Nhưng rồi mình cũng không đủ can đảm làm điều đó vì nghĩ sao mình lại phải chết uổng như thế, mình phải cố gắng sống", chị Hà nói.

Và không biết bao nhiêu trẻ vô tình mang trong mình căn bệnh thế kỷ bị cấm đến trường. Với các bé được nuôi dưỡng tại Trung tâm Mai Hòa, Củ Chi, TP HCM, điều ao ước lớn nhất của các em là được đến trường đi học như bao bạn khác chứ không phải chỉ học trong một lớp chỉ có vài ba học sinh.

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử đã khiến chương trình phòng, chống HIV khó tiếp cận với người nhiễm và những người dễ bị tổn thương. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV dương tính đã không quay lại chương trình.

Tính đến ngày 30/9/2010, trên cả nước đã có gần 230.000 người nhiễm HIV được phát hiện. Trong đó, hơn 180.000 người vẫn còn sống.

VNE

Read more...