COLGATE TOTAL
Bạn có biết một cô gái 19 tuổi đã phải cưa chân chỉ vì cái móng mọc ngược này?
Theo Daily Mail, cô Hannah Moore, 19 tuổi ở Anh đã trải qua một cuộc tiểu phẫu nhỏ đơn giản để loại bỏ một móng chân mọc ngược vào năm 2012. Nhưng thủ thuật này đã khiến cô mắc một căn bệnh hiếm gọi là CRPS (Complex Regional Pain Syndrome). Bệnh khiến cho chân của cô cực kì nhạy cảm, đến nỗi một cọng lông chạm vào thôi cũng gây đau đớn thấu trời thấu đất. Thậm chí bàn chân của cô còn có thể chuyển đen và bắt đầu xuất hiện một khối u ăn thịt (gây hoại tử).
Sau 3 năm chịu đựng và điều trị, Hannah đi đến quyết định cuối cùng là cưa chân, mặc dù bác sĩ cảnh báo chứng bệnh CRPS vẫn có thể xuất hiện ở phần còn lại của chân. Giờ Hannah đã tập sử dụng chân giả và cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết với quyết định cưa chân của mình.
Móng chân khỏe mạnh (trái) và móng chân mọc ngược.
Vì sao móng chân mọc ngược lại nguy hiểm?
Móng mọc ngược thường là do chúng ta cắt móng chân quá thường xuyên, cắt sâu, cắt không đúng cách. Việc cắt sát vào hai bên cạnh của móng sẽ gây kích thích phần móng còn lại, khiến móng mọc ngược vào bên trong, đâm sâu vào phần thịt. Một nguyên nhân khác cũng rất dễ gây nên tình trạng móng mọc ngược là do bạn đi giày quá chật, khiến móng chân bị ép chặt vào thịt, ảnh hưởng tới hình dáng của móng và khiến nó không thể phát triển bình thường.
- Gây đau nhức, khó chịu: Hậu quả đầu tiên mà bạn phải gánh chịu khi móng mọc ngược là tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu do phần móng đâm sâu vào thịt. Điều này gây cản trở việc đi lại, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
- Viêm nhiễm: Khi móng mọc vào quá sâu, cùng với những va chạm khi chúng ta di chuyển rất dễ gây chảy máu. Móng mọc ngược cũng ảnh hưởng tới khâu vệ sinh móng chân, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập. Hậu quả là móng chân sẽ bị viêm nhiễm, chảy mủ, mắc các bệnh nấm chân, nấm móng…
Viêm nhiễm do móng mọc quặp.
- Ảnh hưởng tới cả đôi chân: Tình trạng móng mọc ngược nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới viêm nhiễm nặng. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tới cả bàn chân, thậm chí là cả đôi chân. Khi đó, việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Cách ngăn ngừa và điều trị móng chân mọc ngược
- Bạn nên để móng chân mọc dài đến hết phần thịt của ngón chân. Chỉ cắt móng chân theo đường viền của ngón chân nhưng đừng cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân.
Không nên cắt móng chân quá sâu.
- Tránh đi những đôi giày chật gây áp lực lên móng.
- Để điều trị chứng móng mọc ngược, bạn ngâm chân vào nước muối ấm mỗi ngày 1 lần trong 5 phút. Nước sẽ thâm nhập sâu vào các khe và giết chết các vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi da trở nên mềm mại dưới nước, bạn dùng bông gòn nhẹ nhàng làm sạch lớp da chết quanh móng để giảm áp lực của da đối với móng.
Bạn ngâm chân nước muối mỗi ngày 5 phút.
- Bác sĩ điều trị móng mọc ngược bằng cách đẩy móng và lồng 1 miếng đệm vào dưới móng. Một lựa chọn khác là lấy một miếng nhựa đặt vào nơi móng chân tiếp xúc với da. Nếu nó làm bạn khó chịu thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Nếu ngón chân có cảm giác nóng hay nếu có mủ thì sẽ cần phải dùng tới kháng sinh. Hãy tới bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.
Bạn có thể kê 1 miếng bông dưới móng.
Bạn có biết một cô gái 19 tuổi đã phải cưa chân chỉ vì cái móng mọc ngược này?
Theo Daily Mail, cô Hannah Moore, 19 tuổi ở Anh đã trải qua một cuộc tiểu phẫu nhỏ đơn giản để loại bỏ một móng chân mọc ngược vào năm 2012. Nhưng thủ thuật này đã khiến cô mắc một căn bệnh hiếm gọi là CRPS (Complex Regional Pain Syndrome). Bệnh khiến cho chân của cô cực kì nhạy cảm, đến nỗi một cọng lông chạm vào thôi cũng gây đau đớn thấu trời thấu đất. Thậm chí bàn chân của cô còn có thể chuyển đen và bắt đầu xuất hiện một khối u ăn thịt (gây hoại tử).
Sau 3 năm chịu đựng và điều trị, Hannah đi đến quyết định cuối cùng là cưa chân, mặc dù bác sĩ cảnh báo chứng bệnh CRPS vẫn có thể xuất hiện ở phần còn lại của chân. Giờ Hannah đã tập sử dụng chân giả và cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết với quyết định cưa chân của mình.
Móng chân khỏe mạnh (trái) và móng chân mọc ngược.
Vì sao móng chân mọc ngược lại nguy hiểm?
Móng mọc ngược thường là do chúng ta cắt móng chân quá thường xuyên, cắt sâu, cắt không đúng cách. Việc cắt sát vào hai bên cạnh của móng sẽ gây kích thích phần móng còn lại, khiến móng mọc ngược vào bên trong, đâm sâu vào phần thịt. Một nguyên nhân khác cũng rất dễ gây nên tình trạng móng mọc ngược là do bạn đi giày quá chật, khiến móng chân bị ép chặt vào thịt, ảnh hưởng tới hình dáng của móng và khiến nó không thể phát triển bình thường.
- Gây đau nhức, khó chịu: Hậu quả đầu tiên mà bạn phải gánh chịu khi móng mọc ngược là tình trạng đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu do phần móng đâm sâu vào thịt. Điều này gây cản trở việc đi lại, gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
- Viêm nhiễm: Khi móng mọc vào quá sâu, cùng với những va chạm khi chúng ta di chuyển rất dễ gây chảy máu. Móng mọc ngược cũng ảnh hưởng tới khâu vệ sinh móng chân, đồng thời tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm gây bệnh xâm nhập. Hậu quả là móng chân sẽ bị viêm nhiễm, chảy mủ, mắc các bệnh nấm chân, nấm móng…
Viêm nhiễm do móng mọc quặp.
- Ảnh hưởng tới cả đôi chân: Tình trạng móng mọc ngược nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới viêm nhiễm nặng. Về lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tới cả bàn chân, thậm chí là cả đôi chân. Khi đó, việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Cách ngăn ngừa và điều trị móng chân mọc ngược
- Bạn nên để móng chân mọc dài đến hết phần thịt của ngón chân. Chỉ cắt móng chân theo đường viền của ngón chân nhưng đừng cắt sâu xuống 2 bên cạnh của móng chân.
Không nên cắt móng chân quá sâu.
- Tránh đi những đôi giày chật gây áp lực lên móng.
- Để điều trị chứng móng mọc ngược, bạn ngâm chân vào nước muối ấm mỗi ngày 1 lần trong 5 phút. Nước sẽ thâm nhập sâu vào các khe và giết chết các vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi da trở nên mềm mại dưới nước, bạn dùng bông gòn nhẹ nhàng làm sạch lớp da chết quanh móng để giảm áp lực của da đối với móng.
Bạn ngâm chân nước muối mỗi ngày 5 phút.
- Bác sĩ điều trị móng mọc ngược bằng cách đẩy móng và lồng 1 miếng đệm vào dưới móng. Một lựa chọn khác là lấy một miếng nhựa đặt vào nơi móng chân tiếp xúc với da. Nếu nó làm bạn khó chịu thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Nếu ngón chân có cảm giác nóng hay nếu có mủ thì sẽ cần phải dùng tới kháng sinh. Hãy tới bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.
Bạn có thể kê 1 miếng bông dưới móng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét