Hiển thị các bài đăng có nhãn KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

11 sai lầm khi chế biến rau làm tổn hại sức khỏe

02:03 0
Cắt rau trước khi rửa, nấu rau quá lâu... là 2 trong số những sai lầm khiến rau biến chất và có thể gây hại cho sức khỏe (ngộ độc, bệnh về gan).

Rau xanh là thực phẩm cực tốt cho cơ thể, tuy nhiên, nếu không được sử dụng và chế biến đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.

KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Đa số mọi người đều mắc các sai lầm sau khi ăn rau xanh khiến rau mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh cực nguy hiểm.

1. Nấu xong không ăn ngay

Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ.

Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Cắt rau trước khi rửa

Thói quen sai lầm khi chế biến rau là việc cắt rau trước khi rửa. Vitamin có trong rau tồn tại ở dạng nước vì vậy dễ bị hòa tan trong nước khi rửa.

Ngoài ra, việc cắt, rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến lượng vitamin này vị thất thoát khá lớn trong quá trình bốc hơi nước.

3. Ăn cà chua trước bữa ăn

Trong cà chua có chứa một loại a-xít gây kích ứng dạ dày. Không nên ăn cà chua trước bữa ăn để tránh làm tăng lượng a-xít có trong dạ dày, có thể gây đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa….

Chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn vì khi đó các a-xít trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nồng độ.


4. Dùng cà rốt và rượu vang cùng lúc

Trong cà rốt có chứa hàm lượng lớn carotene có tác dụng tốt với cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước ép cà rốt hay các món ăn từ cà rốt cùng với rượu vang sẽ gây ra phản ứng và hình thành các chất độc cực hại cho gan.

Đây là nguy cơ khiến gan bị tổn thương và dẫn đến các bệnh nguy hiểm về gan.

5. Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần

Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể.

Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.

6. Ngâm nấm trong nước quá lâu

Dù rửa quá sạch hay ngâm nấm quá lâu đều làm mất đi chất ergosterol được cho là tiền vitamin D có trong nấm.Vì vậy, chỉ nên rửa sơ qua nấm để loại bỏ bụi bẩn.

7. Ăn giá đỗ không được nấu chín

Giá đỗ nếu không được nấu chín sẽ gây chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng giá đỗ chần hay giá đỗ sống.


8. Thời gian nấu rau quá lâu

Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe. Chất nitrate có trong rau xanh khá tốt cho sức khỏe sẽ chuyển thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc.

9. Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng

Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.

10. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín

Tỏi tây sau khi nấu xong sẽ mất dần chất dinh dưỡng và bị biến chất. Nếu để qua đêm hay thời gian quá lâu, thực phẩm này có thể biến thành chất độc gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

11. Lưu trữ rau xanh quá lâu


Nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho sức khỏe khi rau xanh dù chưa chế biến nhưng để lâu ngày cũng mất dần chất dinh dưỡng.

20% các chất dinh dưỡng sẽ mất đi ở nhiệt độ thường nếu để sau 1 ngày. Vì vậy không nên tích trữ rau xanh và cần bảo quản thích hợp nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp.
Read more...

Công dụng ít biết của củ dền

01:58 0
Rảo quanh các hàng rau, thấy có những củ màu đo đỏ - tim tím, nhìn thấy có vẻ đẹp mắt, đó chỉ là vẻ bề ngoài của củ dền. Còn nhiều điều lợi ích từ củ dền mà chúng ta chưa biết đến...

Giúp gan khỏe mạnh: sắc tố màu beta cyanin trong củ dền đỏ có thể ngăn ngừa chứng mệt mỏi, giúp gan giải độc, tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu bằng việc loại bỏ các độc tố trong gan và chống sự hình thành các lớp mỡ.

KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Vì vậy, nếu bạn thừa cân, hãy uống nước ép củ dền đỏ hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày của bạn, nó sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cả lá và củ của cây rau dền là những chất tẩy sạch rất hiệu quả và có tác dụng bổ máu.

Ổn định trạng thái tinh thần: ngoài những hóa chất thực vật chất xơ…, củ dền còn chứa một hợp chất nitrogen gọi là bataine.

Chất này được cho là có tác dụng thư giãn tinh thần vì kích thích quá trình tổng hợp serotonin, vốn là chất dẫn truyền thần kinh.

Ổn định huyết áp: kết quả nghiên cứu của các chuyên gia Bệnh viện Barts (London) và Đại học Y khoa London cho thấy, mỗi ngày uống 500ml nước ép củ dền đỏ thì sau 24 giờ sẽ có tác dụng giảm cao huyết áp rất tốt.

Các nhà khoa học cho rằng chính hàm lượng nitrate cao trong củ dền có thể góp phần giúp giảm huyết áp.



Củ dền đỏ

Chống đột quỵ và ngừa bệnh đau tim: nước củ dền đỏ đã được chứng minh là giúp giảm cao huyết áp.

Nó có tác dụng đối với 25% dân số thế giới trong độ tuổi trưởng thành và là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ.

Hầu hết chúng ta không thích các loại nước uống màu đỏ vào buổi sáng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy sẽ thật tốt cho sức khỏe nếu bạn thêm nước ép củ dền đỏ vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ngoài ra, củ dền có chức năng hạ cholesterol, chống oxy hóa, vì vậy được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc bảo vệ tim mạch.

Chứng thiếu máu: hàm lượng chất sắt cao trong củ dền giúp tái tạo và tái kích thích tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể.

Hàm lượng chất đồng trong củ dền giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Củ dền là loại thực phẩm có tính bổ máu rất cao.

Xơ vữa động mạch: nước ép củ dền có màu đỏ thẫm này có tác dụng rất tốt trong việc hòa tan những chất kết tụ canxi vô cơ mà các chất kết tụ này gây xơ cứng các động mạch.

Huyết áp: tất cả các tính năng chữa bệnh và dược tính của củ dền có hiệu quả làm cho huyết áp trở lại bình thường, chẳng hạn như giảm huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thấp.

Giãn tĩnh mạch: trong cách thức tương tự mà nước ép củ dền giúp giữ độ đàn hồi của động mạch, tiêu thụ thường xuyên nước ép củ dền còn giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch.

Tăng cường hệ miễn dịch: các vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng.

Dưỡng chất trong loại củ này giúp kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.

Giúp bạn tươi trẻ hơn: củ dền đỏ chứa hợp chất betaine giúp thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể. Theo nghĩa đen, ăn củ dền đỏ (tươi) khiến tâm trạng bạn sảng khoái, dễ tươi cười.


Ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy củ dền có tác dụng ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư da. Nước ép củ dền ngăn chặn sự “tụ tập trái phép” của những hợp chất nitrosamines - vốn được cho là thủ phạm gây ung thư.

Chống nhiễm toan: độ kiềm của cây rau dền rất cần thiết và hiệu quả trong việc chống lại chứng nhiễm toan.

Loét dạ dày: pha mật ong với nước ép củ dền và uống hai hoặc ba lần một tuần khi bụng đói (thường xuyên hơn nếu cơ thể bạn làm quen được với nước ép củ dền). Nó giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Táo bón: hàm lượng cellulose giúp bài tiết được dễ dàng. Uống nước ép củ dền thường xuyên sẽ giúp giảm được chứng táo bón mãn tính.

Bài độc: chất choline trong nước ép rau dền không chỉ là chất bài trừ độc tố ở gan một cách hiệu quả, mà còn giúp bài độc toàn bộ hệ thống do lạm dụng rượu quá nhiều, miễn là đã cai nghiện rượu.

Bệnh về túi mật và thận: cùng với nước ép cà rốt, các tính năng tẩy sạch của hai loại nước ép này rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh liên quan đến túi mật và thận.

Gan hoặc mật: các tính năng làm sạch của nước ép củ dền rất hiệu quả trong việc chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật, như vàng da, viêm gan, ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Vắt chanh vào nước ép củ dền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh này.

Bệnh gút: có thể được chữa trị rất hiệu quả bởi tính năng tẩy sạch của củ dền.

Cách lựa chọn và sử dụng củ dền:

Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn. Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng. Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu.

Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, axít folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.
Read more...

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Làm sao để chấm dứt ‘cuộc chiến’ nước mắm

03:17 0
Bộ Y tế từng có dự thảo quy định rõ bao nhiêu độ đạm thì gọi là nước mắm, bao nhiêu độ đạm là nước chấm nhưng đến nay quy định này vẫn chưa được đưa vào quy chuẩn nước mắm.

KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU



Không ai phản đối hay phê phán nước mắm truyền thống hay công nghiệp, vì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền chọn lựa.

Vì thế khái niệm nước mắm, nước chấm hay thế nào là nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp vẫn còn chưa được định danh rõ ràng.

Nhiều ý kiến cho rằng nước mắm phải là sản phẩm được làm từ cá và muối để lên men tự nhiên, sau một thời gian phân hủy độ đạm trong cá mới trở thành nước mắm. Nước mắm có đặc trưng nhất là nồng độ đạm thối. Đạm này không thể tách ra được bởi nó chính là đạm làm phân hủy cá và không có hại cho cơ thể. Nếu sản phẩm phân hủy từ acid hay các thành phần khác không thể có đạm thối. Các sản phẩm không được sản xuất theo quy trình này thì không được gọi là nước mắm.

Song cũng có ý kiến phản pháo rằng “xưa kia nước mắm ngon là dùng để chấm, nước mắm dở dùng để nấu, nên gọi nước mắm dở là nước chấm thì thật không đúng!”.

Dễ dàng thấy sự phong phú của thị trường nước mắm trong các hệ thống siêu thị hiện nay khi có hơn chục thương hiệu trên các quầy kệ bày bán với đủ loại thành phần từ cá cơm, cá trích, cá nục, cá thu và sự chênh lệch trong độ đạm cũng rất khác biệt, có những sản phẩm chỉ 4 độ đạm nhưng cũng có những sản phẩm lên 60 độ đạm.

Không thể phủ nhận sự đa dạng này đang ngày càng đáp ứng rộng rãi nhu cầu của người tiêu dùng nhờ cung cấp khẩu vị khác nhau, giá cả khác nhau, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bữa ăn gia đình.

Nhu cầu sử dụng các sản phẩm nước mắm, nước chấm trong bữa ăn hằng ngày của Việt Nam rất lớn, theo số liệu của nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel, mỗi người dân Việt Nam sử dụng khoảng 4 lít nước mắm/năm. “Cuộc chiến” giữa ngành sản xuất nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp chắc chắn sẽ còn rất dài bởi mỗi bên đều có lý lẽ riêng.

Vấn đề ở đây như ông Phạm Ngọc Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nước chấm TP.HCM, đã nói chính là việc quản lý mặt hàng này như thế nào để đảm bảo toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng, kiểm soát xem các nhà sản xuất có sử dụng đúng chủng loại, liều lượng phụ gia theo danh mục cho phép không.

Quan trọng hơn, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mắm để phân biệt nước mắm truyền thống với các loại nước chấm khác, giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với chính nhu cầu và thị hiếu.

Trong đó, phải quy định cụ thể về thông tin thành phần ghi trên nhãn chai; buộc phải ghi to, rõ ràng để người tiêu dùng đọc được chứ không phải như hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ghi các thành phần trên nhãn mác sản phẩm nhưng cỡ chữ lại rất nhỏ, thậm chí dùng kính lúp chưa chắc đã đọc được.

Đồng thời cũng cần siết chặt khâu quảng cáo, tránh đánh lừa người tiêu dùng bởi hiện có nhiều loại nước mắm công nghiệp đang dùng hình ảnh thùng chượp cá khiến người tiêu dùng nhầm tưởng là nước mắm sản xuất theo phương pháp truyền thống. Đây là điều không thể chấp nhận.

Một sản phẩm khi đáp ứng được các tiêu chí về an toàn thực phẩm và nhu cầu thì đương nhiên có chỗ đứng trên thị trường. Điều này cũng góp phần tạo nên một diện mạo thị trường đa dạng mà người tiêu dùng được hưởng lợi.

Không ai phản đối hay phê phán nước mắm truyền thống hay công nghiệp, vì người tiêu dùng hoàn toàn có quyền chọn lựa.

Chúng ta thường tuyên truyền đến người dân: “Hãy là người tiêu dùng thông minh” nhưng muốn tiêu dùng thông minh, họ phải có thông tin và thông tin đó nhất định phải minh bạch.
Read more...

Cấp cứu vì uống thuốc động kinh

03:16 0
Do bất cẩn vì hai lọ thuốc đặt cạnh nhau, lại có màu giống nhau nên chị C. lấy thuốc động kinh cho mẹ chồng uống vì tưởng đó là thuốc rối loạn tiêu hóa.

KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Sáng 19-10, BS Lê Xuân Toán, khoa Cấp cứu BV Đa khoa Bình Dương cho biết BV vừa cấp cứu hai trường hợp do uống nhầm thuốc.

Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 14-10, BV Đa khoa Bình Dương tiếp cùng lúc hai mẹ con trong tình trạng đau bụng âm ỉ, ói mửa, chóng mặt. Người mẹ tên NTX (62 tuổi), con gái tên PTC (26 tuổi) đều ở thị xã Dĩ An (Bình Dương). Do lượng bệnh nhân cấp cứu quá đông nên hai mẹ con bà X. phải nằm chung giường bệnh.



BS Toán đang nghe người nhà trình bày nguyên do hai mẹ con uống nhầm thuốc động kinh. Ảnh: TRẦN NGỌC

Người thân cho biết trong gia đình có người bị động kinh nên uống thuốc thường xuyên. Lọ thuốc điều trị động kinh được để trong tủ, cạnh lọ đựng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.

Sau bữa cơm chiều cùng ngày, cả bà X. và chị C. có hiện tượng đau bụng nên lên giường nằm. Bà X. kêu con dâu lấy thuốc rối loạn tiêu hóa để uống nhưng do bất cẩn, chị C. đã lấy nhầm 10 viên thuốc động kinh rồi đưa mẹ chồng và em chồng mỗi người năm viên.

Cả bà X. lẫn chị C. đều nghĩ đây là thuốc rối loạn tiêu hóa do hai loại thuốc có màu giống nhau nên đã uống hết. Sau khi có triệu chứng lạ sau uống thuốc, bà X. sinh nghi nói con dâu đưa xem lọ thuốc vừa uống và tá hỏa khi biết vừa uống nhầm thuốc động kinh. Cả bà X. và chị C. nhanh chóng nhập bệnh viện giữa đêm.

“Đây không phải trường hợp cá biệt. BV Đa khoa Bình Dương cũng đã nhiều lần cấp cứu những ca tương tự” - BS Toán cho biết thêm.

TS-BS Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết BV này cũng nhiều lần cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc do uống nhầm thuốc.

“Nguyên nhân là thuốc điều trị bệnh này nhưng đựng trong lọ thuốc điều trị bệnh khác. Bên cạnh đó, hai loại thuốc có hình dáng và màu sắc tương tự nhưng để gần nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Ngoài ra, những người cao tuổi do trí óc không còn minh mẫn nên dễ lấy nhầm thuốc khi uống” - ông Ân nói.

Theo ông Ân, hiện nay không ít loại thuốc có tên đọc và chữ viết khá giống nhau. Trong khi nhiều nhà thuốc người đứng bán không phải dược sĩ nên thực trạng bán nhầm thuốc vẫn còn xảy ra. Điều này khiến người bệnh uống không đúng loại thuốc đang cần, dẫn đến ngộ độc.

“Khi phát hiện uống nhầm thuốc thì nhanh chóng tới BV để được súc ruột. Sau 6 tiếng, thuốc đã xuống ruột nên không thể súc mà chỉ có thể tiếp tục theo dõi triệu chứng” - BS Ân lưu ý.
Read more...

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

FDA cảnh báo tác dụng phụ chết người của thuốc trị viêm gan C

01:50 0
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo những bệnh nhân sử dụng thuốc kháng vi rút để chữa bệnh viêm gan siêu vi C có rủi ro mắc phải những vấn đề về gan hoặc thậm chí tử vong, theo hãng tin UPI.


Xem thêm KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Theo giới chức FDA, những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc kháng vi rút tác động trực tiếp (DAA) để điều trị viêm gan siêu vi C cuối cùng có thể tái hoạt bệnh này dưới dạng viêm gan siêu vi B. Cơ quan Mỹ ghi nhận những bệnh nhân nếm trải sự tái hoạt này chứng kiến điều đó trong vòng 4-8 tuần.
FDA bắt buộc các hãng dược đính kèm cảnh báo vào nhãn thuốc. Các chuyên viên y khoa được khuyến nghị tầm soát tất cả bệnh nhân để tìm bằng chứng viêm gan B trước khi bắt đầu điều trị bằng DAA, FDA nói trong thông cáo cảnh báo chính thức.

Mỡ máu cao (cholesterol cao) khiến bạn tăng nguy cơ gặp nhiều bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, để nhận thức rõ tầm quan trọng của mỡ máu, dưới đây là những điều bạn nên biết để giữ gìn sức khỏe, theo Daily Mail.

Bệnh viêm gan được mô tả là chứng viêm ở gan do hậu quả của việc uống nhiều rượu bia, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút, và các bệnh khác.
Viên gan C khởi đầu chỉ là tình trạng nhiễm vi rút, rồi lây lan qua tiếp xúc với máu của người bị nhiễm. Bệnh này có thể kéo dài cả đời người.
DAA được bào chế nhằm giảm số lượng vi rút viêm gan trong cơ thể bằng cách ngăn chúng sinh sôi.
Read more...

2 tách cà phê mỗi ngày giảm nguy cơ mất trí

01:48 0
6.500 phụ nữ từ 65 đến 80 tuổi báo cáo tiêu thụ caffeine hơn 10 năm với 261 mg caffeine/ngày đã giảm 36% nguy cơ mất trí nhớ, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lão khoa.


Theo nhóm nghiên cứu Mỹ, 261 mg caffeine tương đương với 2-3 ly cà phê. Trong số các đối tượng phụ nữ tham gia vào nghiên cứu có đến 388 đã được chẩn đoán mắc bệnh mất trí nhớ, sau khi xem xét các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, uống rượu và bệnh tim mạch.

Xem thêm KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư tâm thần học Ira Driscoll tại Đại học Wisconsin-Milwaukee (Mỹ), cho biết: "Bằng chứng cho thấy tiêu thụ caffeine là một yếu tố có khả năng chống lại sự suy giảm nhận thức và caffeine cũng là một yếu tố trong chế độ ăn uống dễ dàng điều chỉnh được với rất ít chống chỉ định”.
Read more...

Rau sam loại rau quý nhiều công dụng

01:41 0
Nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc. Vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu nên có tác dụng giải độc.

Xem thêm KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

1. Rau sam trong nền ẩm thực của các nước trên thế giới

Rau sam là loại cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, bờ ruộng, chân ruộng ẩm ướt ở vùng đồng bằng. Ở nước ta, rau sam mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, phát triển mạnh vào mùa hè.

Loại rau dân dã này còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Châu Âu. Tại một số nước châu Âu, nhất là Pháp, người ta trồng rau sam để làm rau ăn, món phổ biến là pourpier - một món có vị chua dễ chịu rất được ưa chuộng.



Trung Quốc cũng coi rau sam là một món ăn phổ biến. Tại nước này, có món rau sam khô khá nổi tiếng. Rau sam tươi được hái về đem nhúng nhanh vào nước sôi (có thể dội nước sôi mà không nhúng), sau đó rửa nước cho sạch nhớt rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì khác.

Ngoài ra, một số nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan... cũng sử dụng rau sam làm thực phẩm và có nhiều nghiên cứu về công dụng của rau sam. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng trong rau sam có nhiều dưỡng chất quý và có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Ở Việt Nam, tiếc rằng chưa có ai đặt vấn đề trồng rau này, việc thu hái hoàn toàn dựa vào cây mọc hoang và hiện giờ người dân cũng không có thói quen sử dụng rau sam làm thực phẩm, rau ăn.

2. Dược tính, công dụng của rau sam:

Rau sam còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier, tên khoa học là portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam Portulacaceae.

Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi) tính chất của rau sam theo tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Phàm những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng chớ nên dùng.

Liều dùng của rau sam từ 6 - 12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác.

Ở Đài Loan, người ta nghiên cứu thấy trong rau sam có rất nhiều chất quý như axit hữu cơ, kali natri, kali sunfat và muối kali khác, cây tươi chứa chừng 1% muối kali, cây khô chứa 10% muối kali (theo Dược học tạp chí của Nhật Bản, 1944).

Nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc. Vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu nên có tác dụng giải độc.



Trong cuốn Cây rau làm thuốc (PTS Võ Văn Chi), ram sam có tính chất làm dịu, trị giun, lọc máu, lợi tiểu, hơi an thần gây ngủ, giải nhiệt, giải khát, chống độc và làm tăng sự đông máu.

Thường dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm ruột thừa cấp, lỵ, ký sinh trùngđường ruột (giun đũa, giun kim), trị bệnh đường hô hấp, đường niệu đạo (sỏi niệu), giảm niệu, viêm vú và các trường hợp xuất huyết (ho ra máu, đái ra máu, trĩ ra máu và bệnh ưa chảy máu). Dùng ngoài chữa mụn nhọt và eczema.

Gần đây, người ta phát hiện ra rau sam còn có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn nên phạm vi ứng dụng rất rộng, trị lỵ và bệnh đường ruột, lại có thể trị viêm khớp cấp tính.

3. Rau sam làm thuốc:

- Chữa lỵ trẻ em: Rau sam giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, chế thêm 1 thìa mật ong cho uống.

- Tẩy giun kim, giun đũa: 50g rau sam rửa sạch, giã nhỉ với ít muối, thêm nước, vắt lấy nước trong uống vào buổi tối (có thể thêm đường). Uống liền 3 buổi tối, không phải nhịn ăn. Hoặc lấy 3 nắm to rau sam, sắc lấy 1 bát nước uống lúc đói, uoogs 2 - 3 lần thì giun ra.

- Đái buốt, đái rắt: Dùng rau sam tươi giã lấy nước cốt uống.

- Đau mắt có màng và cam mắt: Dùng dịch lá rau sam nhỏ vào mắt.

Có người dùng rau sam xào với thịt lươn dùng ăn bổ, trị các bệnh ngoài da, tê thấp, gầy còm, đau xương, thiếu máu, khô da, đau lưng, sốt rét kinh niên, đau bụng lâu năm, khát nước.
Read more...

2 thực phẩm hại gan nhiều nhất

01:29 0
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cơ quan nội tạng. Để gan luôn khỏe mạnh, bạn nên nhớ tránh xa những loại thực phẩm, đồ uống đã được chứng minh là vô cùng hại gan này.


Xem thêm KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

1. Rượu:

Khi 1 người uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu này đều đi qua gan trước khi đổ về tim, và hầu hết lượng rượu được uống vào cũng đi qua gan để xử lý.

Tại đây, hệ thống enzym có nhiệm vụ chuyển hóa, biến đổi lượng cồn thành một chuỗi phản ứng hóa học để cho ra CO2 và nước, sau đó thải ra ngoài qua nước tiểu và phổi.

Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất so với các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Tuy nhiên, khả năng xử lý chất cồn của gan cũng có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu 1 người uống quá nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu tăng cao, gan không thể xử lý hết được dẫn đến gan bị suy yếu và nhiễm độc.


Nếu điều này xảy ra lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.

PGS.TS.BS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện K, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Namcho biết lượng rượu mà 1 người bình thường có thể chuyển hóa trong 1 giờ là 10gram rượu nguyên chất (ethanol), quá mức trên là sẽ có hại cho gan và các cơ quan nội tạng khác.

Ngoài ra, Tổ chức y tế thế giới cũng đưa ra cách tính ước tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu như sau: Bia 6 - 12% là 285ml, rượu vang 15 - 17% là 120ml, rượu ngọt 20 - 25% là 60ml, rượu trắng 40 - 45% là 30ml.

Theo WHO, uống rượu an toàn được hiểu là: Với nam giới dưới 4 đơn vị chuẩn/ngày, nữ giới dưới 2 đơn vị chuẩn/ngày. Một tuần có 2 ngày không uống rượu.

2. Thực phẩm bị mốc:



Nhiều người sử dụng thực phẩm bị mốc vì tiếc rẻ, điều này rất nguy hiểm.

Những thực phẩm có dấu hiệu của nấm mốc đều sinh ra độc chất aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được chứng minh có thể gây ung thư gan trên thực nghiệm.

Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại nông sản như gạo, ngô, lạc, đậu, hạt hướng dương, hoặc các thực phẩm khô như tôm khô, mực khô, trái cây khô... nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách.

Ngay cả những thức ăn đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn được đóng gói, để trong tủ lạnh nhưng nếu quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Đồng thời, nguồn thực phẩm bị mốc nếu đem cho động vật nuôi ăn thì thịt của chúng cũng bị ô nhiễm aflatoxin và đem lại nguy cơ cho con người.

Theo GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, aflatoxin là một trong những thủ phạm gây ung thư gan. Aflatoxin gây hại khắp cơ thể nhưng gây hại trầm trọng cho gan. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan.

Nếu người đang bị nhiễm viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng gấp 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.

GS Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo: "Nếu nghi ngờ thực phẩm bị mốc hoặc chớm mốc cũng cần kiên quyết loại bỏ hoàn toàn".
Read more...

Thịt bò giả tràn lan trên thị trường

01:27 0
Khi đem miếng thịt bò được mua ngoài chợ về và thả vào nước, bạn thấy có hiện tượng bất thường như mỡ nổi lềnh phềnh, màu thịt nhợt nhạt... thì đó chính là thịt bò giả.

Mấy ngày gần đây, báo điện tử VTV đã thực hiện quay một clip phản ánh tình trạng thịt bò giả được bán tràn lan ngoài thị trường.


Theo như clip phản ánh, hiện nay có một bộ phận không nhỏ những người bán hàng đã sử dụng hóa chất tẩm ướp không rõ nguồn gốc món thịt lợn để hô biến thành thịt bò “xịn”.

Xem thêm KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU

Khi đem miếng thịt bò được mua ngoài chợ về và thả vào nước, sẽ thấy có hiện tượng bất thường như mỡ nổi lềnh phềnh, bèo nhèo trên mặt nước.

Màu thịt cũng biến đổi, không còn đỏ au mà trở nên nhợt nhạt thấy rõ. Thậm chí là màu nước cũng có sự thay đổi. Đó không phải là dấu hiệu cho thấy đây là một miếng thịt bò tươi ngon.

Tuy nhiên, khi người mua hỏi đây là thịt bò gì, người bán hàng lại luôn miệng nói: “Đây là thịt bò xịn, không phải thịt bò gì hết”.

Cách nói này như để trấn an tinh thần, làm người mua cảm thấy yên tâm về món thịt bò mình sắp mua. Thực tế, người mua không hề biết đâu là tiêu chí khẳng định đây là thịt bò “xịn” với thịt bò “không xịn”.

Người bán hàng tiếp tục giải thích: “Vì là bò xịn nhưng nó là diềm nên mỏng thịt, không có bò lai bò lủng gì hết”.

Nhưng khi đem về nhà và kiểm tra bằng cách xẻ nhỏ miếng thịt và cho vào bát nước, người tiêu dùng sẽ thấy miếng thịt bò không có màu sắc đỏ đậm đặc trưng vốn có mà có màu nhợt nhạt.

Khảo sát tại các chợ đầu mối tại Hà Nội cho thấy, trong 12 mẫu nạm bò được khảo sát thì chỉ có 2 mẫu là thịt bò thật. Điều đó khiến không ít người lo sợ loại thịt bò mình vẫn mua và ăn hàng ngày.

Hiện nay, rất nhiều bà nội trợ bức xúc trước việc mua thịt bò, giò bò… nhưng lúc ăn mới biết là thịt lợn. Nhiều mẹ nội trợ mua thịt bò, khi nấu lên thịt lại có trắng, mùi bò chỉ thoang thoảng, thịt mềm nhưng không dai.

Nhiều mẹ khi xào thịt mới phát hiện ra có miếng trắng, miếng đen mới biết thịt bò bị trộn lẫn với thịt lợn.

Thậm chí, nhiều trường hợp ăn phở bò, phần nước thì có mùi bò, còn phần thịt miếng có miếng không. Điều này khiến không ít các mẹ nội trợ vô cùng hoang mang, không biết mình mua thịt bò hay chỉ là giả bò.

Nguy hại sức khỏe khi ăn phải thịt bò giả được tẩm ướp nhiều hóa chất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), việc sử dụng hóa chất để tẩm ướp, biến thịt lợn hoặc những loại thịt rẻ tiền hơn để bán cho người tiêu dùng với giá thịt bò “xịn” là một hành vi vì lợi nhuận trong kinh doanh, một hình thức gian lận thương mại.

Đây cũng là một hành động coi thường sức khỏe của người tiêu dùng.

“Những nguyên liệu làm thịt bò giả như thịt lợn sề, thịt trâu chết bằng cách tẩm ướp hóa chất, tạo màu… gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng đó còn là những thiệt hại nặng nề về tiền bạc nữa”, chuyên gia cho hay.

Nếu hóa chất tẩm ướp có nguồn gốc tự nhiên thì an toàn cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng hóa chất có nguồn gốc công nghiệp, dạng bột thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người tiêu dùng.

Ngoài chuyện tẩm ướp những loại hóa chất không rõ nguồn gốc gây hại sức khỏe người tiêu dùng vào từng miếng thịt bò, nhiều tiểu thương còn chế biến thịt lợn sề, thịt trâu bằng “công nghệ” luyện thịt hết sức tinh vi, nhìn bằng mắt thường, chúng ta rất khó nhận ra đó là miếng thịt bò giả.

Không chỉ có vậy, nhiều tiểu thương còn biến hóa bằng cách sử dụng thủ thuật pha thịt sau khi giết mổ trâu, lợn sề bằng cách chọn những tảng thịt lớn, lọc không để sót chút mỡ nào, nhất là thịt trâu phải lọc hết những thớ gân trắng.

“Nhất là với những loại thịt bò khô, nhiều cơ sở sử dụng thịt lợn chất lượng kém rồi thực hiện tẩm ướp, ép để bán với mác thịt bò khô.

Nhiều nơi còn cho cả dây sắn vào làm thành thịt bò khô, rồi sử dụng phổi lợn để chế biến thành bò khô.

Nếu ăn thịt bò khô làm từ phổi lợn thì vô cùng nguy hiểm vì phổi nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe.

Nếu sử dụng phổi đã để thối, có sự xâm nhập của vi khuẩn thì càng nguy hiểm hơn nữa”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

Để tránh mua phải thịt bò giả, theo ông Thịnh, đây không phải là việc gì quá khó khăn. Nhất là với những loại thịt đã được phù phép, tẩm ướp nhiều loại hóa chất.

Bạn chỉ cần dùng tay ấn vào miếng thịt, nếu đúng là thịt bò sẽ nhận thấy rõ sự đàn hồi của miếng thịt.

“Với những loại thịt được thương lái hô biến bằng nhiều cách khác nhau, nhất là được tẩm ướp hóa chất, ta sẽ nhận thấy rất rõ nó không có sự đàn hồi trên miếng thịt”, vị phó giáo sư này khẳng định. Mặc dù vậy đây chỉ là cách nhận biết thịt bò thật hay giả ở tính tương đối.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số cách nhận biết thịt bò thật – giả dưới đây:

- Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm tự nhiên, trong khi thịt bò giả có màu nhạt hơn, không đều màu, nhìn thiếu tự nhiên dù đã được tưới huyết bò lên trên.

- Khu vực bắp bò sẽ có gân đặc trưng mà không loại thịt nào có được.

- Thớ thịt bò bé và dai, mỡ bò màu vàng nhạt; trong khi đó thịt lợn sẽ có thớ to và ngắn, nhìn thiếu độ mịn, mỡ màu trắng đục.

Khi thái miếng, phần thịt bên trong sẽ có màu nhạt hơn ở ngoài, thịt không dính dao, có nước rỉ ra là thịt bò giả.

- Thịt trâu làm giả thịt bò sẽ có màu đen sẫm, thớ thịt to và thô, mỡ màu trắng.

- Khi mua thịt bò nên chọn một miếng thịt được cắt ra từ tảng thịt lớn, không mua những miếng thịt nhỏ được pha sẵn vì nguy cơ thịt lợn trà trộn vào rất cao.

- Miết tay lên miếng thịt bò giả sẽ thấy phẩm màu bám vào tay. Khi thái miếng, phần thịt bên trong sẽ có màu nhạt hơn ở ngoài, thịt không dính dao, có nước rỉ ra.

- Thịt bò giả có mùi tanh, lạnh chứ không có mùi hôi nồng đặc trưng của thịt bò.

- Sau khi chế biến, thịt bò thật vẫn giữ màu sắc hồng đậm, vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Còn thịt giả sau khi nấu sẽ nhợt nhạt, nếu mua phải thịt trâu chết, lợn chết còn có mùi tanh rất khó chịu.
Read more...