KEM DANH RANG CO CHAT GAY UNG THU
Sáng 19-10, BS Lê Xuân Toán, khoa Cấp cứu BV Đa khoa Bình Dương cho biết BV vừa cấp cứu hai trường hợp do uống nhầm thuốc.
Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 14-10, BV Đa khoa Bình Dương tiếp cùng lúc hai mẹ con trong tình trạng đau bụng âm ỉ, ói mửa, chóng mặt. Người mẹ tên NTX (62 tuổi), con gái tên PTC (26 tuổi) đều ở thị xã Dĩ An (Bình Dương). Do lượng bệnh nhân cấp cứu quá đông nên hai mẹ con bà X. phải nằm chung giường bệnh.
BS Toán đang nghe người nhà trình bày nguyên do hai mẹ con uống nhầm thuốc động kinh. Ảnh: TRẦN NGỌC
Người thân cho biết trong gia đình có người bị động kinh nên uống thuốc thường xuyên. Lọ thuốc điều trị động kinh được để trong tủ, cạnh lọ đựng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.
Sau bữa cơm chiều cùng ngày, cả bà X. và chị C. có hiện tượng đau bụng nên lên giường nằm. Bà X. kêu con dâu lấy thuốc rối loạn tiêu hóa để uống nhưng do bất cẩn, chị C. đã lấy nhầm 10 viên thuốc động kinh rồi đưa mẹ chồng và em chồng mỗi người năm viên.
Cả bà X. lẫn chị C. đều nghĩ đây là thuốc rối loạn tiêu hóa do hai loại thuốc có màu giống nhau nên đã uống hết. Sau khi có triệu chứng lạ sau uống thuốc, bà X. sinh nghi nói con dâu đưa xem lọ thuốc vừa uống và tá hỏa khi biết vừa uống nhầm thuốc động kinh. Cả bà X. và chị C. nhanh chóng nhập bệnh viện giữa đêm.
“Đây không phải trường hợp cá biệt. BV Đa khoa Bình Dương cũng đã nhiều lần cấp cứu những ca tương tự” - BS Toán cho biết thêm.
TS-BS Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết BV này cũng nhiều lần cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc do uống nhầm thuốc.
“Nguyên nhân là thuốc điều trị bệnh này nhưng đựng trong lọ thuốc điều trị bệnh khác. Bên cạnh đó, hai loại thuốc có hình dáng và màu sắc tương tự nhưng để gần nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Ngoài ra, những người cao tuổi do trí óc không còn minh mẫn nên dễ lấy nhầm thuốc khi uống” - ông Ân nói.
Theo ông Ân, hiện nay không ít loại thuốc có tên đọc và chữ viết khá giống nhau. Trong khi nhiều nhà thuốc người đứng bán không phải dược sĩ nên thực trạng bán nhầm thuốc vẫn còn xảy ra. Điều này khiến người bệnh uống không đúng loại thuốc đang cần, dẫn đến ngộ độc.
“Khi phát hiện uống nhầm thuốc thì nhanh chóng tới BV để được súc ruột. Sau 6 tiếng, thuốc đã xuống ruột nên không thể súc mà chỉ có thể tiếp tục theo dõi triệu chứng” - BS Ân lưu ý.
Sáng 19-10, BS Lê Xuân Toán, khoa Cấp cứu BV Đa khoa Bình Dương cho biết BV vừa cấp cứu hai trường hợp do uống nhầm thuốc.
Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 14-10, BV Đa khoa Bình Dương tiếp cùng lúc hai mẹ con trong tình trạng đau bụng âm ỉ, ói mửa, chóng mặt. Người mẹ tên NTX (62 tuổi), con gái tên PTC (26 tuổi) đều ở thị xã Dĩ An (Bình Dương). Do lượng bệnh nhân cấp cứu quá đông nên hai mẹ con bà X. phải nằm chung giường bệnh.
BS Toán đang nghe người nhà trình bày nguyên do hai mẹ con uống nhầm thuốc động kinh. Ảnh: TRẦN NGỌC
Người thân cho biết trong gia đình có người bị động kinh nên uống thuốc thường xuyên. Lọ thuốc điều trị động kinh được để trong tủ, cạnh lọ đựng thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.
Sau bữa cơm chiều cùng ngày, cả bà X. và chị C. có hiện tượng đau bụng nên lên giường nằm. Bà X. kêu con dâu lấy thuốc rối loạn tiêu hóa để uống nhưng do bất cẩn, chị C. đã lấy nhầm 10 viên thuốc động kinh rồi đưa mẹ chồng và em chồng mỗi người năm viên.
Cả bà X. lẫn chị C. đều nghĩ đây là thuốc rối loạn tiêu hóa do hai loại thuốc có màu giống nhau nên đã uống hết. Sau khi có triệu chứng lạ sau uống thuốc, bà X. sinh nghi nói con dâu đưa xem lọ thuốc vừa uống và tá hỏa khi biết vừa uống nhầm thuốc động kinh. Cả bà X. và chị C. nhanh chóng nhập bệnh viện giữa đêm.
“Đây không phải trường hợp cá biệt. BV Đa khoa Bình Dương cũng đã nhiều lần cấp cứu những ca tương tự” - BS Toán cho biết thêm.
TS-BS Huỳnh Văn Ân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM), cho biết BV này cũng nhiều lần cấp cứu bệnh nhân bị ngộ độc do uống nhầm thuốc.
“Nguyên nhân là thuốc điều trị bệnh này nhưng đựng trong lọ thuốc điều trị bệnh khác. Bên cạnh đó, hai loại thuốc có hình dáng và màu sắc tương tự nhưng để gần nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Ngoài ra, những người cao tuổi do trí óc không còn minh mẫn nên dễ lấy nhầm thuốc khi uống” - ông Ân nói.
Theo ông Ân, hiện nay không ít loại thuốc có tên đọc và chữ viết khá giống nhau. Trong khi nhiều nhà thuốc người đứng bán không phải dược sĩ nên thực trạng bán nhầm thuốc vẫn còn xảy ra. Điều này khiến người bệnh uống không đúng loại thuốc đang cần, dẫn đến ngộ độc.
“Khi phát hiện uống nhầm thuốc thì nhanh chóng tới BV để được súc ruột. Sau 6 tiếng, thuốc đã xuống ruột nên không thể súc mà chỉ có thể tiếp tục theo dõi triệu chứng” - BS Ân lưu ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét