Dịch Ebola nguy hiểm có thể vào Việt Nam qua đường du lịch
Virus Ebola có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: SP. |
Virus Ebola có khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao. Ảnh: SP. |
Một thanh niên sử dụng iPad khi đi tàu điện ngầm ở Thượng Hải -Ảnh: Reuters |
Theo Tân Hoa xã, năm người bị bắt gồm một bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy một quả thận của cậu bé họ Vương, 17 tuổi, hồi tháng 4-2011 tại tỉnh Hồ Nam. Tuy nhiên do còn nhiều kẻ tình nghi trong đường dây mua bán nội tạng này nên cảnh sát mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ.
Kẻ chủ mưu Hà Vĩ đã dụ Vương bán thận khi biết cậu đang cần tiền mua iPhone và iPad. Hà Vĩ nhận 220.000 NDT (35.000 USD) để sắp xếp cuộc bán thận và chung chi tiền cho bốn bị cáo còn lại. Vương chỉ được nhận khoản tiền 22.000 NDT (3.500 USD). Hiện Vương đang bị suy thận nặng và sức khỏe rất yếu.
Trung Quốc đã cấm mua bán nội tạng người từ năm 2007. Bộ Y tế Trung Quốc thống kê mỗi năm có khoảng 1,5 triệu người dân cần ghép nội tạng, tuy nhiên chỉ có 10.000 ca được thực hiện. Phần lớn những người có điều kiện đều mua nội tạng ở chợ đen.
Các sản phẩm của Apple rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Giá một chiếc iPhone rẻ nhất là 633 USD, iPad 474 USD. Do đó không phải ai, nhất là thiếu niên, cũng có thể mua được.
Giới chức y tế Bắc Kinh đã quyết định "cấm cửa" đậu que tại các trường học để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm - Ảnh: foodnut.com |
Tờ Beijing Morning Post ra ngày 15-2 cho biết lệnh cấm áp dụng cho tất cả căngtin tại các trường học ở Bắc Kinh, gồm cả trường đại học, trung học và tiểu học.
Trong buổi làm việc với hơn 100 hiệu trưởng của các trường ngày 14-2, Sở Y tế thành phố Bắc Kinh cho biết lý do trong các vụ ngộ độc thực phẩm tại các trường học ở thành phố thời gian qua, phần lớn do đậu que không được nấu chín, khiến hàng trăm học sinh bị ngộ độc và ốm.
Cũng theo sở này, các hiệu trưởng sẽ là “người chịu trách nhiệm trước tiên” nếu xảy ra các sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, học sinh và người giám hộ của các em sẽ được mời kiểm tra và giám sát các căngtin trường học. Các quầy thức ăn nhanh ở trường cũng sẽ được giám sát an toàn thực phẩm.
Tuần hành hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS - Ảnh: AFP/TTXVN |
Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao phổi và sốt rét đã hủy bỏ vòng gây quỹ mới và tập trung vào các dịch vụ thiết yếu cho các chương trình chống HIV/AIDS kết thúc trước năm 2014.
Ông Simon Bland, Chủ tịch Quỹ tuyên bố đây là một quyết định rất khó khăn để bảo vệ các thành quả trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Hàng triệu người trên thế giới nhiễm HIV sẽ bị tác động nghiêm trọng sau quyết định này.
Hơn 22 tỷ USD đã được phê chuẩn cho các chương trình hoạt động của quỹ ở 150 nước kể từ năm 2002, trong đó 15 tỷ USD đã được giải ngân, gần 3 tỷ USD đã được chi để điều trị cho người bệnh nhiễm HIV ở hơn 100 nước.
Tuy nhiên, quỹ đã không còn nguồn tài chính cho các chương trình mới nhằm đáp ứng chiến dịch quốc tế ngăn chặn những ca nhiễm HIV mới bất chấp những thành công chưa từng thấy được ghi nhận trên toàn cầu trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ vốn đã làm dấy lên hy vọng xuất hiện thế hệ dân cư mới không HIV/AIDS trên thế giới.
Thanh tra các hoạt động của quỹ được công bố tháng 9 vừa qua đã phát hiện hàng loạt vụ tham nhũng trong hoạt động của quỹ ở nhiều nước trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm giảm các nguồn tài trợ từ các nước tài trợ lớn cho quỹ. Số tiền sử dụng sai mục đích và tham nhũng đã lên tới 73 triệu USD.
Tham nhũng trong các chương trình của quỹ đã khiến các nước tài trợ lớn như Đức, Thuỵ Điển, Đan Mạch và cả Liên minh châu Âu ngừng tài trợ và yêu cầu cải tổ các hoạt động của quỹ.
Trong nỗ lực cải tổ để có thể tiếp tục nhận được nguồn tài trợ, Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao phổi và sốt rét đã quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới cùng điều hành quỹ với Giám đốc chấp hành đương nhiệm và sẽ tiếp nhận toàn quyền điều hành quỹ sau thời gian chuyển giao lãnh đạo trong vòng 12 tháng tới.
TTO
Các bác sĩ Ấn Độ đã thực hiện thành công ca ghép gan sử dụng robot đầu tiên ở nước này cho một em bé 4 tuổi, người hiến là cậu của bé. Đây là ca phẫu thuật ghép gan bằng robot thứ 3 trên thế giới.
Phẫu thuật ghép gan bằng robot - Ảnh: BDK |
Nhóm các bác sĩ tại Bệnh viện Medanta Medicity ở Gurgaon, cách thủ đô New Delhi 30km, cho biết ca phẫu thuật được tiến hành vào tháng trước. Họ đã sử dụng robot Da-Vinci để thực hiện ghép gan của anh Rahmatullah, 36 tuổi, cho cháu trai Ziad.
Cậu bé bị chẩn đoán mắc chứng tyrosinemia khi 3 tuổi, chứng bệnh gan không thể sản xuất enzyme để tiêu hóa protein và từ đó phát triển thành ung thư gan. Chứng bệnh này chỉ xảy ra 1/10.000 trẻ em.
Sử dụng robot sẽ cung cấp hình ảnh 3 chiều từ bên trong cơ thể, giúp các bác sĩ phẫu thuật có tầm nhìn tốt hơn. Các cánh tay robot cũng thao tác thông qua một lỗ nhỏ từ 5-10mm, ít gây đau đớn và để lại vết sẹo nhỏ hơn (khoảng 7-10cm).
"Trước đây, phẫu thuật sử dụng robot thường được dùng trong các ca ghép thận, tim... Việc sử dụng robot trong ghép gan không chỉ tăng tỉ lệ chính xác mà còn giảm các vấn đề phát sinh trong phẫu thuật" - trưởng nhóm phẫu thuật, bác sĩ A.S.Soin trả lời truyền thông.
15.000 rupee chi phí phẫu thuật cho bé Ziad kiếm được thông qua gây quỹ từ thiện do cha mẹ bé Ziad không khá giả gì và chi phí phẫu thuật với người ghép khoảng 80.000 rupee (khoảng 1.600 USD). Tuy nhiên các bác sĩ nói chi phí có thể giảm theo thời gian nếu công nghệ này được triển khai.
Trong vòng một năm hoặc 18 tháng tới, chi phí sẽ giảm xuống còn khoảng 25.000 rupee. Hơn nữa, nếu chỉ thực hiện một ca phẫu thuật thì riêng chi phí khởi động robot đã là 10.000 rupee. Nếu cùng thực hiện cho 3-4 cuộc phẫu thuật trên một dây chuyền thì chi phí sẽ giảm rất nhiều lần.
TTO
“Bộ chân robot” LOPES hứa hẹn giúp cải thiện khả năng đi lại cho bệnh nhân đột quỵ - Ảnh: BBC |
Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại ĐH Twente ở Enschede (Hà Lan), “bộ chân robot” này - được gọi là LOPES, có thể “tập” cho bệnh nhân đi lại một cách tự nhiên hơn.
“Một số người không thể nhấc chân lên được một cách thích hợp. Khi họ dùng LOPES, có thể cảm nhận được chân đã không được nâng đúng cách và sẽ tạo một lực mômen xoắn để hỗ trợ họ”, nhà nghiên cứu Edwin van Asseldonk giải thích.
Một trong những người đang dùng thử LOPES là bà Petra Hes, bị đột quỵ khi mới 17 tuổi. Trước đó bà đã trải qua nhiều năm tập vật lý trị liệu, nhưng vẫn không thể nhấc và gập chân dù bà đã từng làm được và vẫn nhớ cách thực hiện.
“Tôi đã có được khoảnh khắc tuyệt vời khi cảm nhận và tìm lại cảm được cảm giác cũ về việc làm thế nào để đi lại bình thường”, bà nói khi lần đầu sử dụng LOPES.
Theo BBC, LOPES đang được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, được kỳ vọng sẽ được thương mại hóa và có mặt tại các trung tâm phục hồi chức năng trên toàn thế giới vào đầu năm tới.
45% trẻ em sinh sống tại ba khu vực quanh tỉnh Fukushima, Nhật Bản, nơi có nhà máy hạt nhân bị hư hại sau thảm họa kép hồi tháng 3, đã nhiễm phóng xạ iodine trong tuyến giáp, AFP ngày 18-8 dẫn lời một quan chức.
Một bé gái được xét nghiệm phóng xạ tại tỉnh Fukushima - Ảnh: Reuters |
Tuy nhiên, cũng theo quan chức này, nồng độ iodine tích tụ trong cơ thể các em không quá mức 0,2 microsieverts (mSv)/giờ - mức tiêu chuẩn do Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản quy định, tức chưa đủ mức nguy hiểm gây báo động. AFP cho biết ủy ban này đang cân nhắc siết chặt hơn nữa mức tiêu chuẩn, còn 0,1 mSv.
AFP cho biết cuộc xét nghiệm đã diễn ra cách đây năm tháng. Cụ thể là ngay hai tuần sau khi xảy ra sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1, nhóm đặc trách xử lý khủng hoảng đã tiến hành xét nghiệm với 1.149 trẻ em ở khu vực lân cận là các thành phố Iwaki, thị trấn Kawamata và làng Iitate. Họ thu được mẫu thử từ 1.080 em.
Nhưng kết quả mãi đến nay mới được công bố, cho thấy 482 em đã bị nhiễm phóng xạ trong tuyến giáp. Nhóm đặc trách đã gửi kết quả báo cáo về cho gia đình các em và có một cuộc công bố chung nhanh tại thành phố Iwaki vào giữa tuần này. Trước đây, nhóm đã không dự định công bố kết quả về cuộc xét nghiệm vì không đáng lo ngại. Phóng xạ iodine thường tích tụ lại trong tuyến giáp của trẻ em và gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư trong tương lai.
Chính quyền tỉnh Fukushima có kế hoạch tiến hành kiểm tra y tế trọn đời cho khoảng 360.000 người độ tuổi dưới 18 tại tỉnh này trong thời gian xảy ra khủng hoảng hạt nhân. Đến nay chính quyền đã tổ chức xét nghiệm cho 219.000 thường dân.
TTO
Các bệnh nhân sẽ sớm không phải chịu đựng những vết lở loét do nằm trên giường bệnh lâu ngày, nhờ vào phát minh giường thông minh của các nhà khoa học Thụy Sĩ, theo AFP ngày 15-7.
Giường thông minh giúp bệnh nhân thay đổi tư thế nằm, hạn chế bị lở loét - Ảnh: AFP |
Các nhân viên bệnh viện và người nhà bệnh nhân thường phải thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân nhằm hạn chế những vết lở loét thường là ở lưng khi bệnh nhân nằm trên giường bệnh quá lâu.
Trong một số trường hợp, thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân là một việc rất khó khăn.
Vì thế, Michael Sauter, một nhà khoa học - doanh nhân trẻ ở Thụy Sĩ, cùng các đồng sự ở Học viện nghiên cứu Empa đã phát minh ra một chiếc giường thông minh.
Chiếc giường thông minh này có thể bắt chước những tư thế nằm ngủ của những người khỏe mạnh để điều chỉnh tư thế nằm cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân không phải nằm cùng một chỗ, cùng một tư thế trong thời gian dài.
Giường thông minh được làm từ những chất liệu “thông minh” có thể tự động luân phiên thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân rất nhẹ nhàng, không bị tỉnh giấc nếu như đang ngủ.
Anh Sauter vừa thành lập một công ty có tên Compliant Concept để tiến hành sản xuất và phổ biến chiếc giường thông minh ra thị trường.Hiện giường được thử nghiệm tại một số phòng khám, bệnh viện và sẽ sớm có mặt trên thị trường Thụy Sĩ vào cuối năm 2011.
Ngày 21-7, Ủy ban người tiêu dùng Hong Kong đã kiểm tra và phát hiện 17 loại mặt nạ dưỡng da có chứa chất bảo quản axit hydroxybenzoic có thể gây dị ứng da.
Mua sắm tại một quầy mỹ phẩm ở Hong Kong - Ảnh: Reuters |
Các sản phẩm này đang được bày bán trên khắp thị trường Hong Kong với giá từ 30-400 đôla Hong Kong. Theo nhà chức trách, cả các nhãn hiệu mỹ phẩm danh tiếng như Chanel, L’Oreal, Body Shop, Biotherm, Watsons... cũng nằm trong danh sách này. Trong đó sản phẩm mặt nạ dưỡng ẩm mang nhãn hiệu Kiehl’s có hàm lượng chất bảo quản cao nhất.
Trong khi đó, các công ty sản xuất lại lên tiếng khẳng định những sản phẩm này tuy có chứa chất bảo quản axit hydroxybenzoic nhưng hàm lượng vẫn nằm trong mức độ cho phép, tức không vượt quá 0,4%.
Hong Kong chưa có những quy định về tiêu chuẩn hàm lượng chất bảo quản. Nhưng thông báo của Ủy ban người tiêu dùng Hong Kong có tác dụng khuyến cáo người tiêu dùng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm, tránh các loại mặt nạ dưỡng da có hàm lượng chất bảo quản vượt trên ngưỡng 0,4%.
Bộ Y tế Hong Kong (DH) ngày 10-6 yêu cầu Hãng dược GlaxoSmithKline thu hồi bột pha hỗn dịch uống Augmentin, một loại kháng sinh cho trẻ em được sản xuất tại Anh và Pháp, do phát hiện hai loại chất phụ gia làm dẻo: Diisodecyl phthalate (DIDP) và Diisononyl phthalate (DINP) cao gấp hai lần giới hạn cho phép của châu Âu, theo AFP ngày 10-6.
Bột pha hỗn dịch uống Augmentin 156mg/5ml HK-24658 bị yêu cầu thu hồi - Ảnh: DH |
Trên website của DH, phát ngôn viên cơ quan này cho biết: “Theo sau những vụ phát hiện chất làm dẻo trong Augmentin ở Đài Loan, DH tiến hành thu thập mẫu Augmentin lưu hành ở Hong Kong để phân tích. Phòng thí nghiệm chính phủ phát hiện Augmentin sản xuất tại Anh (loại 156mg/5ml HK-24658) có chứa DIDP với hàm lượng 88ppm (ppm là đơn vị đo mật độ, có nghĩa 1 phần triệu) và DINP (1.4ppm). Trong khi đó, Augmentin sản xuất tại Pháp có chứa DIDP với hàm lượng cao nhất là 75ppm”.
Dựa trên các kết quả phân tích, DH yêu cầu GlaxoSmithKline thu hồi bột pha hỗn dịch uống Augmentin được sản xuất tại Anh và Pháp.
Theo AFP, độ an toàn của DIDP ở người vẫn chưa được thiết lập. Tuy nhiên, số liệu trong các nghiên cứu ở động vật cho thấy sử dụng DIDP trong thời gian dài với hàm lượng cao có thể tác động đến gan và thận, trong khi đó trẻ em sử dụng Augmentin lại có sức đề kháng cơ thể rất yếu.
DH cũng cảnh báo bệnh nhân hiện đang dùng loại thuốc này nếu có những triệu chứng bất thường nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt và không nên dừng dùng loại thuốc này đột ngột.
Nữ phát ngôn viên của GlaxoSmithKline cho biết công ty này cũng đồng ý hợp tác với chính quyền để thu hồi số sản phẩm này.
Hiện DH tiếp tục điều tra làm rõ mức độ ảnh hưởng của Augmentin lên sức khỏe cộng đồng trước khi trình lên bộ tư pháp để nhận ý kiến chỉ đạo về vụ việc này.
TTO
Dịch khuẩn E.coli vẫn tiếp tục lan rộng ở châu Âu, nhất là ở Đức. Deutsche Welle đưa tin hôm 1-6 đã có thêm 365 người bị nhiễm khuẩn, khoảng 25% đã mắc triệu chứng HUS gây tiêu chảy nặng và suy gan.
Tổng cộng hơn 1.500 người ở Đức nhiễm bệnh, 17 người đã thiệt mạng. Ở Thụy Điển có 36 người nhiễm bệnh và 1 người chết. Các trường hợp nhiễm E.coli cũng xuất hiện ở Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển và mới đây nhất là hai người ở Mỹ, trước đó từng đến Hamburg (Đức).
Nhân viên y tế Cộng hòa Czech xét nghiệm một mẫu ớt để tìm vi khuẩn E.coli - Ảnh: Reuters |
Tính chung đến ngày 2-6, toàn châu Âu đã có 18 người thiệt mạng và 1.559 người nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế thế giới và các nhà khoa học thuộc Viện Gen Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 2-6 cho biết khuẩn E.coli phát hiện ở châu Âu là một chủng khuẩn mới chưa từng được ghi nhận. Với những đặc tính kết hợp giữa hai chủng khuẩn khác nhau khiến dịch ở khu vực này lan rất rộng và nguy hiểm, theo AP.
Ông Reinhard Burger, chủ tịch Viện Robert Koch trực thuộc Bộ Y tế Đức, dự báo dịch E.coli có thể sẽ còn hoành hành trong nhiều tháng nữa trước khi bị dập tắt.
Hiện tại các cơ quan y tế Đức vẫn “mù tịt” về nguồn gốc đại dịch E.coli. Ông Burger thừa nhận nhà chức trách có thể sẽ không bao giờ xác định được nguồn gốc dịch. Đức đã phải minh oan cho dưa chuột Tây Ban Nha khi khẳng định các xét nghiệm cho thấy mặt hàng này không chứa vi khuẩn E.coli.
Ủy ban châu Âu (EC) cũng dỡ bỏ cảnh báo về dưa chuột Tây Ban Nha. Phía Tây Ban Nha đang đe dọa sẽ thay mặt nông dân nước này kiện nhà chức trách Đức vì đổ tội cho dưa chuột Tây Ban Nha nhiễm khuẩn làm nông dân Tây Ban Nha thiệt hại khoảng 200 triệu euro (290 triệu USD) mỗi tuần.
Chính quyền các nước châu Âu đã kêu gọi người dân nên rửa thật sạch các loại rau củ cũng như rửa tay trước khi ăn để ngăn chặn đại dịch lây lan. Trong khi đó, Nga vừa ra lệnh cấm nhập khẩu toàn bộ mặt hàng rau củ từ Liên minh châu Âu (EU) do đại dịch vi khuẩn E.coli ở Đức.
TTO
Bé trai tám tháng tuổi Little Rui Rui đã qua đời vài tháng sau khi được tiêm vắc xin. Trước khi chết, cơ thể của bé có dấu hiệu lão hóa thành người già.
Bé Rui Rui trước và sau khi tiêm vắc xin - Ảnh: AsiaOne |
Lần đầu bé được tiêm vắc xin Bacillus Calmette-Guerin (BCG) vào ngày 26-10 năm ngoái tại một bệnh viện ở tỉnh Chiết Giang.
Lúc đó, việc tiêm vắc xin là để cơ thể bé có khả năng đề kháng bệnh lao phổi. Tuy nhiên, một tháng sau khi tiêm, các hạch bạch huyết của bé bắt đầu sưng lên.
Chỉ vài tuần gần đây, cuộc sống của bé Rui Rui gần như ngàn cân treo sợ tóc. Cơ thể của bé teo nhỏ lại làm lộ ra lớp xương sườn gầy còm. Da của bé trở nên nhăn nheo và tự tróc ra.
Bé Rui Rui đã từng được chuyển đến điều trị tại Hàng Châu, Thượng Hải và một số nơi khác nhưng do gia đình không kham nổi chi phí đắt đỏ (575 USD/ngày) nên bé được chuyển về bệnh viện cũ tại Chiết Giang vào ngày 5-5.
Thân thể bé Ruirui bỗng teo tóp lại, còn da thì tự tróc ra - Ảnh: AsiaOne |
Trung tâm Y tế Lâm sàng Thượng Hải chẩn đoán bé bị viêm phổi phế quản cấp tính, máu nhiễm khuẩn, phổi nhiễm trùng... và kết luận không còn khả năng có thể cứu chữa cho bé. Cách đây một tuần, vào ngày 19-5, bé Ruirui đã qua đời.
Theo báo chí Trung Quốc, dân chúng đã phẫn nộ về việc sử dụng vắc xin BCG này. Đại diện Sở Y tế đã phải nhanh chóng lên tiếng giải thích rằng những gì xảy ra với Ruirui là do khiếm khuyết của hệ miễn dịch trong cơ thể bé. Vị này cho biết thêm xác suất để một trường hợp tương tự xảy ra với trẻ em khác là rất hiếm, khoảng 0,19-1,56 trên tổng số một triệu em.
Thân thể bé Ruirui bỗng teo tóp lại, còn da thì tự tróc ra - Ảnh: AsiaOne |
Các quan chức y tế Ấn Độ đang mở cuộc điều tra sau cái chết của 13 thai phụ ở bang Rajasthan sau khi những người này được tiêm glucose tĩnh mạch tại một bệnh viện nhà nước.
Tất cả các ca tử vong đều xảy ra tại thành phố Jodhpur trong 10 ngày qua. Các kết quả kiểm tra ở phòng thí nghiệm sau đó xác nhận dung dịch glucose tiêm qua tĩnh mạch cho họ “bị nhiễm bẩn”.
Mỗi năm có hàng chục ngàn phụ nữ tại Ấn Độ tử vong do các vấn đề liên quan đến thai kỳ - Ảnh: PA |
BBC dẫn lời các quan chức nói loại dung dịch này do một công ty ở địa phương cung cấp. “Cảnh sát đã khởi tố vụ việc và công tác điều tra đang được tiến hành”, họ cho biết thêm.
“Những phụ nữ này đã tử vong sau khi bị xuất huyết trầm trọng và chúng tôi tin nguyên nhân chính có thể là họ bị nhiễm trùng do tiêm phải dung dịch bị nhiễm bẩn”, Narendra - lãnh đạo bệnh viện Umaid nói.
“Qua kiểm tra ở phòng thí nghiệm, chúng tôi phát hiện có ba mẻ glucose bị nhiễm bẩn. Chúng tôi đã chuyển vụ việc cho cảnh sát và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm các nhà sản xuất”, ông khẳng định.
Ấn Độ là nước có số trường hợp các bà mẹ tử vong cao nhất thế giới, với hàng chục ngàn phụ nữ chết mỗi năm do các vấn đề liên quan đến mang thai.
Các chuyên gia y tế nói đa số các trường hợp tử vong có thể ngăn ngừa được dễ dàng nếu thai phụ được quan tâm chăm sóc tốt hơn và được trả phí bệnh viện.
TTO
Con số này vừa được WHO đưa ra trong một báo cáo gửi 193 quốc gia trên toàn thế giới. Đáng lưu ý là có đến 1/3 trong số này là giới trẻ.
TS Shekhar Saxena - giám đốc phụ trách về bệnh tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện thuộc WHO, cho biết rượu cồn cũng là nguyên nhân của 9% số ca tử vong ở nhóm đối tượng 1-29 tuổi.
“Rượu cồn còn là nguyên nhân gây ra 60 loại bệnh và chấn thương”, Saxena nhấn mạnh.
Một "đệ tử lưu linh" đổ gục trên bàn nhậu tại một quán rượu ở Upington, Nam Phi - Ảnh: AFP |
Theo Saxena, uống rượu có thể gây xơ gan, động kinh, ngộ độc và rối loạn tâm thần, cũng như thường xuyên gây tai nạn giao thông và bạo hành. Nhiều nghiên cứu gần đây thậm chí đã chứng minh có mối liên quan giữa lạm dụng rượu và bệnh ung thư.
Tân Hoa xã cho biết trong vài thập kỷ qua một số nước đã hạn chế việc mua bán rượu và kiểm soát việc uống rượu, song hiệu quả đem lại không cao; ở nhiều nước khác chính sách kiểm soát rượu cồn còn yếu và thiếu.
"Chiến lược toàn cầu giảm tác hại của việc tiêu thụ rượu", được các thành viên của WHO tán thành, đã đưa ra một loạt biện pháp nhằm giảm tác hại liên quan tới rượu, trong đó có đánh thuế rượu, giảm phân phối rượu, tăng độ tuổi người được phép mua rượu…
TTOMột nghiên cứu mới của Trường Y tế công cộng Harvard ở Boston (Mỹ) cho thấy phụ nữ và nam giới thường xuyên ăn các loại hoa quả như dâu, táo, cam... có thể giảm rủi ro mắc bệnh Parkinson.
Thường xuyên ăn trái cây mọng nước làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson - Ảnh: slimmerandtrimmer.com |
Nghiên cứu thực hiện trên 49.281 đàn ông và 80.336 phụ nữ. Các nhà nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa lượng flavonoid đưa vào cơ thể và nguy cơ mắc bệnh Parkinson, dựa trên 5 nguồn thực phẩm giàu flavonoid là trà, dâu, táo, rượu vang đỏ, cam hay nước cam. Những người tham gia nghiên cứu được theo dõi từ 20 đến 22 năm.
Flavonoid, được tìm thấy trong thực vật và trái cây, được gọi chung là vitamin P và citrin. Chúng được tìm thấy trong trái cây mọng nước, chocolate và trái cây họ citrus như bưởi, cam... |
Kết quả cho thấy có 805 người mắc bệnh Parkinson. Ở nam giới, những người tiêu thụ lượng flavonoid cao có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 40% so với nhóm tiêu thụ thấp.
Ở phụ nữ, không có mối quan hệ giữa việc tiêu thụ flavonoid tổng thể và sự phát triển bệnh Parkinson. Tuy nhiên, khi phân tích flavonoid có trong trái cây mọng nước, các nhà nghiên cứu nhận thấy chúng có mối liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở cả nam giới và phụ nữ.
Tác giả nghiên cứu - Tiến sĩ Xiang Gao, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên ở người nhằm kiểm tra mối liên hệ giữa flavonoid và nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Nếu được xác nhận, flavonoid có thể là một biện pháp trị liệu tự nhiên và lành mạnh để giảm nguy cơ phát triển bệnh Parkinson”.
NGUYỄN LÊ MINH (Theo Science Daily)
Số người thiệt mạng do cúm tại Anh bất ngờ tăng lên hơn gấp đôi trong tuần, trong khi cơ quan y tế cảnh báo hàng triệu người chưa tiêm ngừa đang có nguy cơ gặp nguy hiểm.
Một bé gái được tiêm ngừa cúm tại Anh - Ảnh: Guardian |
Bộ Y tế Anh ngày 13-1 cho biết 62 trường hợp tử vong do cúm được báo cáo trong tuần qua, nâng tổng số người thiệt mạng kể từ tháng 10-2010 lên 112. Dù vậy, bộ vẫn khẳng định tình hình bùng phát cúm A/H1N1 đang ở mức ổn định, thậm chí ít nghiêm trọng hơn cúm mùa và số ca trong tình trạng nguy kịch đang có dấu hiệu giảm nhẹ.
Báo The Guardian cho biết hầu hết các trường hợp đều nằm trong độ tuổi 45-64, song cũng có sáu trẻ em dưới 5 tuổi và chín nạn nhân từ 5-14 tuổi. Theo ghi nhận ban đầu, 95 trên tổng số 112 trường hợp có liên quan đến cúm A/H1N1 và đa số đều chưa tiêm ngừa hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao như mang thai, mắc bệnh hô hấp, tim mạch, hệ miễn nhiễm kém. Chính phủ cảnh báo gần 4 triệu người chưa tiêm ngừa có thể mắc nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng nếu bị nhiễm bệnh.
tto
Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí cho béo phì và thừa cân tại Mỹ mỗi năm là 270 tỉ USD, trong khi con số này ở Canada là 30 tỉ USD.
Thừa cân và béo phì khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại gần 300 tỉ USD/ năm - Ảnh: franceusamedia.com |
HealthDay News dẫn nghiên cứu của Hiệp hội Thống kê (SOA) cho biết trong khoản chi phí khổng lồ này, có 127 tỉ USD dành cho chăm sóc y tế, 92 tỉ USD cho thiệt hại từ năng suất lao động giảm...
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở 50 bài nghiên cứu công bố từ tháng 1-1980 đến tháng 6-2009. Theo Don Behan, tác giả nghiên cứu, thừa cân và béo phì không chỉ gây thiệt hại kinh tế đáng kể mà còn để lại hậu quả về mặt xã hội khi ngày càng có nhiều người bị bệnh tật nhiều hơn và buộc phải về hưu sớm.
Theo các tác giả nghiên cứu, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh để tránh thừa cân và béo phì như tập thể dục đều đặn, ăn nhiều rau xanh, hạn chế thức ăn nhiều chất béo, rượu, bia…
TTO