Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

#

“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?

“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?

Cho ra đời những con người hoàn toàn không bệnh tật, không mắc các chứng bệnh di truyền nguy hiểm đã không còn là giấc mơ xa vời, nó đang dần trở thành hiện thực. Tuy nhiên nó lại đặt ra một vấn đề xã hội mới, liệu có một “cỗ máy sản xuất người” hàng loạt hay không…

“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?


“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?


Theo một điều tra tại Anh, cứ mỗi 6.500 trẻ em ra đời thì có 1 em bị khuyết tật do “rối loạn ti thể” – một lỗi trong nhiễm sắc thể sinh ra những đứa trẻ khuyết tật do gen của người mẹ. Để sửa những lỗi này, một trong những nghiên cứu đã thành công và đang xem xét đưa vào thực tế cuộc sống là tạo ra những em bé từ 3 người trở lên (không phải từ 2 bố mẹ theo cách thông thường). Em bé đó sẽ là kết quả của 2 người mẹ và 1 ông bố. Nhờ được tạo ra từ 3 người, em bé sẽ mang những gen khỏe mạnh, phòng tránh được một số bệnh tật có tính di truyền như động kinh, suy giảm thị lực, thính lực, suy tim thậm chí có thể loại bỏ những gen gây bệnh ung thư vú như BRCA1 thường bị lây truyền từ đời này sang đời khác…

Phương pháp này dành cho những người phụ nữ không may mắc một căn bệnh liên quan đến ti thể, thường là các bệnh di truyền. Người ta lấy DNA từ nhân trứng của một phụ nữ mắc bệnh cấy vào trứng của một phụ nữ khỏe mạnh với những ti thể khỏe rồi cho thụ tinh với tinh trùng . Quá trình này tạo thành một phôi từ 3 người khác nhau.

Cơ hội cho những người phụ nữ không may

Bà Sharon Bernardi là một trong những cá nhân thường được nhắc đến trong các đánh giá về khả năng ứng dụng phương pháp “thiết kế” ra những con người, mỗi lần mang thai, bà đều hy vọng cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng cả 7 lần sinh, 7 đứa con của bà đều mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, 3 người con đã chết chỉ trong vài giờ sau sinh, số còn lại mặc dù đã được được điều trị và can thiệp nhưng họ đều mất khi còn rất nhỏ.
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?

Bà Sharon và con trai mắc bệnh.

Các bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân vấn đề của Sharon là do một khiếm khuyết trong ty thể của bà. Nếu được áp dụng công nghệ sinh sản này, chắc chắn những đứa con của bà sẽ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Giờ đây bà Sharon đã trở thành người tích cực nhất trong việc ủng hộ để đưa công nghệ này vào cuộc sống. Những người phụ nữ không may như Sharon có thể được thay thế ti thể lỗi bằng DNA của một phụ nữ khỏe mạnh để cho ra đời những đứa con không mắc bệnh.

Mặc dù đi tiên phong trong việc ứng dụng và cho ra đời những em bé từ 3 người bố mẹ, nhưng Quốc hội Anh vẫn chưa thông qua, các nhà khoa học vẫn chờ đợi để được đưa nghiên cứu này ứng dụng trên người. Các nghiên cứu đều chỉ ra biện pháp này là an toàn, nó đã được thử nghiệm trên khỉ đều cho ra đời những chú khỉ con khỏe mạnh, nhưng vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu.

Con người được "thiết kế" – tương lai của ngành sinh sản?

Trước đây việc ra đời cây trồng biến đổi gen làm thay đổi nhiều mặt xã hội, nhất là về mặt sinh học. Đối với cây trồng biến đổi gen, người nông dân phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp cây giống bởi các cây trồng biến đổi gen không thể trồng lại như những hạt cây thông thường, mà nó phải sản xuất từ phòng thí nghiệm.
“Sản xuất người” hàng loạt có thành hiện thực?

Đối với con người là một vấn đề hoàn toàn khác, nó nghiêm trọng hơn, cần nhiều nghiên cứu phức tạp hơn rất nhiều. Bởi những “sản phẩm tạo ra” là những con người bằng xương bằng thịt, đó là những người được lựa chọn gen khỏe mạnh, điều này gần tương tự với nhân bản vô tính đã gây tranh cãi trong giới y học.

Đến nay mặc dù nhân bản vô tính ở người chưa được thực hiện nhưng những nghiên cứu hiện nay về nhân bản vô tính trên động vật rất có khả năng xảy ra ở người nếu tác động vào hệ gen. Nhiều con vật nhân bản đã chết non, hoặc tăng trưởng quá mức bình thường, thậm chí nhiều con bị dị tật, bất thường các chức năng tim, phổi, hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân của những bất thường khi tác động đến hệ gen là do thiếu sự biến đổi hóa học tự nhiên, điều chỉnh hoạt động gen. Theo các nhà nghiên cứu, mặc dù vẫn mang gen chính của 2 bố mẹ, nhưng những đứa trẻ này vẫn có 0,1% gen của bà mẹ hiến trứng. Những người phản đối cho rằng phương pháp cho ra đời những đứa trẻ được “thiết kế” theo ý muốn như vậy sẽ làm đảo lộn xã hội, những con người sinh học tự nhiên sẽ không còn tồn tại.

Những con người theo kiểu “sản xuất hàng loạt” như vậy sẽ có mối quan hệ xã hội như thế nào, người mẹ thứ 2 có được xác nhận là người mẹ sinh học hay không… Điều quan trọng nhất là việc sửa gen này có làm thay đổi về mặt di truyền ở người hay không?

Chính phủ Anh sẽ xem xét trở lại vấn đề này và sẽ trình trước Quốc hội thông qua vào cuối năm 2014. Nếu được thông qua, đây sẽ là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa công nghệ di truyền, biến đổi gen trong sinh sản ở người trong khi các nước châu Âu khác cấm hoàn toàn.

Người đứng đầu công trình đánh giá độ an toàn của phương pháp này tại Anh, Giáo sư Andy Greenfield cho biết: “Cho đến khi một em bé khỏe mạnh được sinh ra, chúng ta không thể nói chắc 100% rằng phương pháp này là an toàn, thậm chí cả cuộc đời của chúng nữa”.

Theo BBC, nếu được pháp luật cho phép ở Anh, trước mắt mỗi năm sẽ có khoảng 10 trường hợp được áp dụng phương pháp sinh sản theo kiểu 3 người này, các cơ quan có trách nhiệm sẽ quyết định từng trường hợp để áp dụng phương pháp mới. Những đứa trẻ sinh ra bằng công nghệ này sẽ được theo dõi suốt đời.

Trâm Nguyễn -Theo Technologyreview, BBC (suckhoedoisong)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét