Hiển thị các bài đăng có nhãn benhtaychanmieng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn benhtaychanmieng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Bệnh tay - chân - miệng, chữa thế nào?

01:49 0

(TCM) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là coxsackie virut nhóm A16 (CA16), A10 (CA10) và Enterovirus 71 (EV71).
Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng
Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng
Bệnh phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do EV71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Trong bài này chúng tôi đề cập đến cách theo dõi và xử trí cho bệnh nhân bị TCM do EV71.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh TCM có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.

Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 - 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 - 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 - 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét. Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.

Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.

Chữa trị thế nào?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:

- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol. Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee, kamistad... cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.

Lưu ý: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.

Phòng ngừa dễ?

Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:

- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.
- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.
BS. Nguyễn Thục Anh - suckhoedoisong
Read more...

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Cùng lúc phòng tất cả dịch bệnh

08:34 0

Nếu thấy số ca bệnh tay chân miệng giảm mà chủ quan thì dịch vẫn có thể trở lại. Ông Lê Trường Giang, chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, nhắc nhở như trên và cho biết:

Phụ huynh đưa con đến điều trị bệnh tay chân miệng tại khoa nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) - Ảnh: Q.NGỌC

"Hầu như nhà nào cũng có thói quen mua nước rửa để lau nhà. Nhưng đa số người dân chưa hiểu nhiều loại nước rửa đó chỉ làm sạch và thơm chứ không có tác dụng khử khuẩn"

TS.BS Lê Trường Giang

- Tuy nhiên, thông thường hằng năm có hai đỉnh dịch tay chân miệng. Đỉnh dịch nhỏ vào tháng 4, 5 và đỉnh dịch lớn vào tháng 9, 10. Thế nhưng năm nay đỉnh dịch nhỏ đã chuyển thành đỉnh dịch lớn và khó có thể có một đỉnh dịch lớn nữa vào cuối năm tại TP.HCM.

Tuy nhiên nếu thấy số ca mắc giảm mà chủ quan thì dịch vẫn có khả năng trở lại. Mặt khác, hiện nay bệnh tay chân miệng ở các tỉnh phía Nam vẫn đang ở mức độ cao, cần một thời gian nữa mới có thể giảm. Trong khi đó tại miền Trung, Tây nguyên và miền Bắc, các ca bệnh vẫn trong chiều hướng phát triển.

Bộ Y tế đã nhìn thấy nguy cơ trong những tháng tới đây nên đã chính thức mời và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã gửi chuyên gia qua giúp bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh.

* Là người nhiều kinh nghiệm, đồng thời là phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Sở Y tế, theo ông, đâu là giải pháp phòng chống dịch lâu dài và bền vững?

- Có một quy luật, khi dịch tay chân miệng xuống thì các dịch bệnh tương tự như rubella, sởi, cúm sẽ tăng. Vì vậy, chúng ta phải phòng thủ cùng lúc tất cả các dịch bệnh. May mắn cho chúng ta là biện pháp rửa tay thường xuyên, vệ sinh hằng ngày và khử khuẩn hằng tuần để phòng chống bệnh tay chân miệng cũng chính là biện pháp cơ bản phòng chống tất cả các bệnh dịch lây truyền trực tiếp (qua tiếp xúc).

Chúng ta cần biến khó khăn và thách thức trong phòng chống tay chân miệng hiện nay thành cơ hội để từng bước thay đổi được ý thức và hành vi của từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội để có đủ năng lực tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và xã hội, phòng ngừa và sẵn sàng đương đầu hiệu quả với mọi dịch bệnh trong tương lai, nhất là đối với những dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm như SARS, cúm A H5N1 và những dịch bệnh khác mà hiện nay chúng ta chưa biết.

Ảnh: Q.NGỌC

* Mục tiêu này có quá khó không, thưa ông?

- Đúng là rất khó vì đòi hỏi chúng ta cùng một lúc phải giải hai “bài toán” quan trọng, nhưng không phải bất khả thi. Thứ nhất, thực hành thói quen rửa tay, vệ sinh, khử khuẩn là những việc không ai có thể làm thay cho từng người dân. Thứ hai, phải làm việc này trong điều kiện xã hội hóa, bởi Nhà nước không thể bao cấp mãi được.

Chỉ riêng lượng Chloramine B phát khu trú cho gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi để phòng chống dịch tay chân miệng trong thời gian vừa qua đã lên đến hàng trăm tấn trên cả nước. Nếu phải cấp phát lâu dài cho toàn dân để phòng chống các loại dịch bệnh thì số lượng còn lớn hơn rất nhiều. Chưa kể khi phát cho toàn dân thì vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường vì nhiều người không sử dụng và thải bỏ ra môi trường.

Ngoài ra, cần làm cho người dân thay đổi nhận thức khi mua nước lau nhà là phải “chọn mua những loại dung dịch có tác dụng khử khuẩn”. Trách nhiệm của ngành y tế là cần sớm có những kiểm tra, giám sát các sản phẩm làm sạch và khử khuẩn đang lưu hành trên thị trường để đánh giá, xác định và cung cấp cho người dân đầy đủ thông tin sản phẩm nào đạt chuẩn, có tác dụng khử khuẩn thật sự.

TTO

Read more...

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Bệnh tay chân miệng hoành hành ở Quảng Ngãi, 5 trẻ chết

07:31 0
Sáng nay, bé Trung 26 tháng tuổi qua đời tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, nâng lượng trẻ chết vì bệnh tay chân miệng của tỉnh lên con số 5. Dịch đang lan rộng khắp 13/14 huyện thành, tập trung chủ yếu ở bé 1-3 tuổi.

Theo các bác sĩ khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, bé Trung mắc bệnh tay chân miệng độ 4. Bé trai này quê ở thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật nhẹ và khó thở. Sau 4 ngày điều trị bằng thuốc hỗ trợ Gamaglolin nhưng diễn biến của bệnh vẫn không thuyên giảm.

Hiện tại, khoa Nhi tiếp nhận và điều trị cho trên 250 bệnh nhi mắc tay chân miệng, trong đó độ 2 - độ cận nguy hiểm là 60 trẻ, hai em ở cấp độ 3.

Một ca bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín
Một em bé bị bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín

Theo thống kê của Sở Y tế Quảng Ngãi, ca bệnh tay chân miệng xuất hiện đầu tiên tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Tính đến chiều nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.500 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 5 cháu tử vong. Bệnh lan rộng tại 125 xã, phường, thị trấn của 13/14 huyện, thành phố trong tỉnh và tập trung chủ yếu ở nhóm 1-3 tuổi.

Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh tại Quảng Ngãi từ giữa tháng 5 đến nay. Dịch có dấu hiệu ngày càng phức tạp và lan rộng với sự xuất hiện của chủng virus mới là Enterovirus 71 (EV71), gây biến chứng màng não, suy tim…

Hiện tại, hệ thống y tế dự phòng đã chủ động tư vấn, hướng dẫn và cấp 1.500 kg Cloramin B 2% cho 350 trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ gia đình và hộ gia đình để xử lý môi trường, lau rửa nền nhà, vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ. Y tế dự phòng cũng tổ chức hơn 200 đợt phun hóa chất xử lý môi trường, khử khuẩn bề mặt các nhà trẻ, trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh hoặc nguy cơ cao và các bệnh viện, phòng khám tư nhân định kỳ 2 lần một tuần…

Nhân viên y tế dự phòng đang phun thuốc khử trùng các khu vực nguy cơ bị dịch bệnh tay chân miệng. Ảnh: Trí Tín
Nhân viên y tế dự phòng đang phun thuốc khử trùng các khu vực nguy cơ bị dịch bệnh tay chân miệng. Ảnh: Trí Tín

Trước tình hình này, ông Phạm Hồng Phương, giám đốc Sở Y tế lo lắng: “Mặc dù ngành y tế đã dốc hết sức để phòng chống nhưng bệnh tay chân miệng vẫn đang diễn biến phức tạp trong tiết trời nắng nóng, số bệnh nhân vẫn đang tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm”.

TTO

Read more...

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Tìm “thủ phạm” gây dịch tay chân miệng

09:11 0

Ngày 9-6, Viện Pasteur TP.HCM cho biết “thủ phạm” gây dịch tay chân miệng tại TP.HCM là virut EV71 phân nhóm C4.

Do quá tải, nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải nằm ngoài hành lang Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM - Ảnh: T.Dương

Theo TS.BS Trần Ngọc Hữu - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, chỉ trong năm tháng đầu năm 2011 tại 20 tỉnh, thành phố phía Nam đã có gần 7.000 trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, với 24 ca tử vong. Trong khi cả năm 2010 số mắc khoảng 10.000 ca, tử vong sáu ca. Riêng TP.HCM, từ đầu năm đến tháng 5-2011 có gần 2.700 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 13 ca tử vong.

Type gây dịch

TS Trần Ngọc Hữu cho biết theo các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm năm gần đây một số type EV71 có khả năng gây ra thành dịch bệnh tay chân miệng lớn ở một số nước châu Á là B3, B4, C2 và C4. Trong đó, năm 2008-2009, ở Trung Quốc dịch tay chân miệng bùng phát do type C4 hoành hành.

Năm 2011 Viện Pasteur TP đã xét nghiệm bệnh phẩm của 174 bệnh nhân có triệu chứng tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 ở TP.HCM và nhiều tỉnh khu vực phía Nam như Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An... gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 43/174 ca nhiễm EV71, chiếm tỉ lệ 25% tổng số bệnh nhân có triệu chứng. Trong số những ca dương tính với virut EV71, có năm ca tử vong.

Ngoài ra, còn xác định thêm trên chín bệnh nhi bị mắc bệnh tay chân miệng cho thấy có tám bệnh nhi (trong đó hai ca tử vong) tại TP.HCM nhiễm virut EV71 type C4 và một bệnh nhi ở Đồng Tháp nhiễm virut EV71 type C5.

Trước đây, dịch tay chân miệng tại VN đều do virut EV71 type C1, C4 và C5 gây ra.

Cách đây khoảng nửa tháng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết kết quả xét nghiệm năm mẫu bệnh phẩm từ các ca tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 xác định 2/5 mẫu là EV71 type B2. Và cho rằng B2 lần đầu tiên xuất hiện ở VN.

Quan trọng là hồi sức cấp cứu tốt

Giám sát các trường hợp đến từ vùng dịch bệnh do E.coli

Liên quan đến căn bệnh do E.coli đang hoành hành ở châu Âu, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế giám sát các trường hợp đến từ vùng dịch, giám sát thực phẩm và các trường hợp nghi nhiễm bệnh tại các bệnh viện ở Hà Nội.

L.ANH

“Dù dịch tay chân miệng do type EV71 nào gây ra thì việc điều trị, hồi sức cấp cứu cũng như các biện pháp phòng chống dịch lây lan trong cộng đồng là như nhau” - TS Trần Ngọc Hữu khẳng định như vậy.

Song mức độ cảnh báo của type C4 sẽ nhiều hơn, vấn đề hậu cần trong phòng chống dịch như thuốc men, hóa chất, dịch truyền phải chuẩn bị chu đáo hơn, chủ động hơn. Nếu không chuẩn bị chu đáo có thể dẫn đến tình trạng thiếu thuốc điều trị, vấn đề này Viện Pasteur cũng đã lưu ý các địa phương để chuẩn bị dự trữ.

Trước tình hình dịch tay chân miệng diễn biến bất thường hơn năm trước, ngày 8-6 Cục Y tế dự phòng VN (Bộ Y tế) đã vào làm việc với Viện Pasteur TP.HCM, Sở Y tế TP xung quanh tình hình dịch bệnh này và đã có những chỉ đạo để có các biện pháp kịp thời hạ thấp số ca tử vong.

Theo ông Hữu, vừa qua Sở Y tế TP đã thành lập sáu đoàn kiểm tra tình hình phòng chống dịch tay chân miệng. Đồng thời thành lập một hội đồng chuyên môn gồm những chuyên viên có kinh nghiệm rà soát toàn bộ các ca tử vong tại TP để xem lại cách tổ chức điều trị, hồi sức cấp cứu có vấn đề gì không.

Riêng Viện Pasteur TP cũng đã có văn bản gửi trung tâm y tế dự phòng các tỉnh thành phía Nam, các bệnh viện đa khoa đề nghị tăng cường giám sát, kết hợp chặt chẽ cùng nhau để giám sát ca mắc; phối hợp cùng ngành giáo dục ở địa phương để giám sát dịch...

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh công bố type C4 gây dịch tay chân miệng do Viện Pasteur TP công bố, chiều 9-6 bác sĩ Trương Hữu Khanh - trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 - cho biết các mẫu bệnh phẩm của Viện Pasteur TP và Bệnh viện Nhi Đồng 1 gửi qua Đài Loan xét nghiệm của những bệnh nhân khác nhau. Việc xác định type nào không quan trọng, không ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch cũng như chẩn đoán, điều trị, cấp cứu bệnh nhi.

TTO

Read more...