Hiển thị các bài đăng có nhãn nghethaythuoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghethaythuoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Bạo hành nhân viên y tế

08:29 0

Một đêm trực giữa tháng 8 ở bệnh viện Tân Phú (TP HCM), mẹ của một bệnh nhi đã giang tay đánh nữ bác sĩ đang khám cho con mình. Người có trách nhiệm của bệnh viện chia sẻ với tôi rằng, người mẹ này giải thích hành động như vậy vì bức xúc chuyện nhà. Còn chị này nói với truyền thông rằng vì sốt ruột con đang sốt cao, phải chờ đợi và làm thủ tục lâu, không được khám ngay.

Trong quá trình hành nghề bác sĩ, thực tế tôi đã gặp nhiều trường hợp tương tự. Nhiều người nhà bệnh nhân (thường là người có vai vế hoặc có nhiều tiền) ngay từ khi vào viện đã có thái độ hống hách. Họ không thèm hợp tác với nhân viên y tế, chỉ biết đòi hỏi, và thường gây sự để đạt được những thứ mình muốn. Khi tôi khám, cho thuốc và đề nghị theo dõi, thì nhiều thân nhân bệnh nhân cứ muốn bác sĩ phải làm gì đó ngay lập tức. Khi bác sĩ giải thích bệnh nhân cần được theo dõi thì họ không tin và cho rằng chúng tôi vòi vĩnh.

Ai cũng luôn cho mình là người bị bệnh nặng nhất, cho mình quyền được ưu tiên số một mà không hiểu rằng, ngay cả những bệnh viện không quá tải ở các nước tiên tiến, như Mỹ chẳng hạn, người ta cũng phải phân loại bệnh nhân cấp cứu, ai bị nguy hiểm hơn cấp cứu trước, ít nguy hiểm hơn cấp cứu sau. Và hậu quả là tình trạng bạo hành nhân viên y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều vụ thương tâm. Đơn cử, tháng 8/2011, tại khoa hồi sức cấp cứu, bệnh viện huyện Vũ Thư, Thái Bình, người nhà của một bệnh nhân chết trước khi vào viện đã đâm chết một bác sĩ giàu kinh nghiệm và đâm trọng thương một bác sĩ 30 tuổi.

Thực tế, nạn bạo hành trong bệnh viện không chỉ có ở Việt Nam. Ở Mỹ, chỉ trong hai năm (2000-2011), có tới hơn 150 vụ bắn súng trong bệnh viện, 29% xảy ra ở phòng cấp cứu. 28% số nạn nhân là các bác sĩ, điều dưỡng và những nhân viên y tế khác. Gần đây nhất, tháng 1/2015, một người đàn ông đã vào bệnh viện ở bang Massachusetts, bắn chết bác sĩ phẫu thuật tim, người đã điều trị cho mẹ ông ta và bà đã chết trước đó hơn một tháng. Theo thăm dò của Scientific American năm 2014, 80% điều dưỡng Mỹ báo cáo đã bị bạo hành, dưới dạng đấm, đá, cào, cắn, phun nước miếng, đe dọa và quấy rối.

Để ngăn chặn tình trạng trên, tôi được biết, cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp nước này đã ban hành bộ “hướng dẫn phòng ngừa bạo hành công sở trong y tế và dịch vụ xã hội” và đã có nhiều bang trên nước Mỹ bắt buộc các bệnh viện phải thực hiện hướng dẫn này. Người đại diện chính quyền bang Texas thậm chí đề nghị cho phép nhân viên y tế mang súng vào bệnh viện để tự vệ. Học viện quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ cũng đã huấn luyện miễn phí cho hơn 8.000 nhân viên y tế kỹ năng chống lại bạo hành và thoát hiểm khi bị tấn công.

Theo điều luật của Mỹ mới được cập nhật gần đây, tất cả hành vi tấn công nhân viên y tế đều bị trừng phạt. Theo đó, các hành vi tấn công gây thương tổn thân thể cho nhân viên y tế được xếp vào tội phạm mức độ 3, bị phạt tù từ 3 đến 5 năm, phạt tiền đến 15.000 USD. Các hành vi tấn công nhân viên y tế khác bị xếp vào tội phạm mức độ 4, phạt tù đến 18 tháng và phạt tiền đến 10.000 USD. Ngoài ra, những hành vi bạo hành nhân viên y tế đơn lẻ sẽ bị giam giữ đến 6 tháng và phạt tiền đến 1.000 USD.

Trên các diễn đàn ở Việt Nam, đáng tiếc là vẫn còn nhiều ý kiến biện minh hoặc thông cảm cho hành vi bạo hành nhắm vào nhân viên y tế. Trên thực tế, Bộ Y tế và các cơ quan quản lý y tế đã thành lập nhiều kênh thông tin để người bệnh phản ánh những bức xúc của mình. Nhưng bạo lực vẫn diễn ra, và người ta vẫn đổ lỗi cho bức xúc.

Ngoài những thiệt hại mà nhân viên y tế phải gánh chịu do những vụ bạo hành mang lại, người bệnh và xã hội cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Không nhân viên y tế nào có thể toàn tâm toàn ý vào việc phục vụ bệnh nhân khi luôn phải phòng thủ trước thân nhân, bệnh nhân. Và như vậy, khả năng sai sót y khoa xảy ra sẽ tăng cao. Sẽ có nhiều hệ lụy khó lường xảy ra nếu sự an toàn của nhân viên y tế khi đang hành nghề không được bảo đảm.

Nếu nhân viên y tế sai, sẽ có pháp luật xử lý. Nếu bệnh viện sai, sẽ có pháp luật xử lý. Hãy để cho luật pháp làm việc với họ. Không gì có thể biện minh cho nạn bạo hành nhân viên y tế. Theo tôi, cần phải nghiêm trị những kẻ hành hung nhân viên y tế, dù vì bất cứ lý do gì. Không thể cổ vũ, không thể thông cảm cho những hành vi bạo lực, đặc biệt là những hành vi bạo lực nhắm vào nhân viên y tế, những người vì lương tâm, vì y đức mà không thể tự vệ theo bản năng thông thường.

BS. Võ Xuân Sơn - Vnexpress.net

Read more...

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Chuyện của một luật sư bị bác sĩ từ chối mổ cho mẹ mình

21:14 0

 Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết

Nhận vụ việc BS Vũ Bá Quyết từ chối mổ cho một bệnh nhân là "người viết báo", Luật sư Thái Bảo Anh - Giám đốc Công ty luật Bao & Partners đã kể câu chuyện từng “bị” một bác sĩ ngần ngại từ chối cho mẹ của anh vì một phần biết anh là luật sư.

Năm 2008, mẹ tôi bị chẩn đoán ung thư. Khối ung thư to đến nỗi tất cả các bác sỹ bệnh viện Hữu Nghị không thể xác định được là khối u ăn vào dạ dày hay ruột hay gan. Vì thế họ phải mời bác sỹ Phạm Hồng Sơn (Phó Giám đốc BV Việt Đức) sang để xử lý.

Vào giai đoạn cuối, khối u của mẹ tôi phát triển ngày càng lớn, trông bà như là đang có bầu. Tôi và bố sốt ruột lên gặp chú Sơn (sau ca mổ của mẹ tôi, tôi gọi ông là “chú”). Chú Sơn giải thích rất cặn kẽ cho tôi biết là khối u của mẹ tôi phát triển to như vậy thì phải có thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 năm.
Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Việc không phát hiện ra sớm khiến cho cơ hội sống của mẹ tôi rất thấp vì bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Ông nói rất thẳng thắn là khả năng mẹ tôi chết trên bàn mổ là 95%. Khi mổ, sẽ có 3 khả năng xảy ra. Một là khi thấy khối u quá lớn, ăn vào quá nhiều cơ quan thì bác sỹ sẽ đóng vết mổ lại, không động dao kéo. Hai là nếu có cắt thì với khối u lớn vậy khả năng còn sót là rất cao và chỉ một thời gian ngắn, khối u lại phát triển lại. Ba là cắt được toàn bộ khối u nếu nó chưa ăn lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Khả năng này chỉ 5%.

Chú Sơn cũng thành thật nói thêm là ông ngần ngại chuyện mổ khi biết tôi là luật sư. Chú nói rằng, khi mất người thân, ai cũng đau khổ, và khi đau khổ, có khi họ sẽ đổ lỗi cho bác sỹ. Mà vì ngành y là ngành quá chuyên sâu nên không phải ai cũng hiểu được rằng bác sỹ đã cố hết sức. Chú Sơn lo rằng sau này tôi sẽ kiện tụng. Chú cũng nói, chú không sợ cho bản thân, nhưng một ngày chú mổ vài ca, toàn các ca khó như của mẹ tôi nên chú mà dính kiện tụng thì không còn tâm sức để tập trung cho bệnh nhân nữa. Chú sợ cho bệnh nhân chứ không sợ cho bản thân mình. Chú nói với tôi và ba rằng chúng tôi nên lựa chọn giữa việc mẹ có thể sống thêm vài tuần hoặc là chết ngay trên bàn mổ.

Tôi nói với chú rằng gia đình tôi và mẹ tôi đã quyết định rằng chúng tôi tin tưởng vào chuyên môn và y đức của chú. Tôi nói rằng sẽ ký bất kỳ giấy tờ nào để chú yên tâm là không bị kiện. Chú Sơn đưa cho tôi 1 bản cam kết để người nhà bệnh nhân ký. Đọc xong tôi nói với chú là bản cam kết này được soạn bởi một bác sỹ giỏi về chuyên môn và chưa bao giờ phải đối mặt với những mặt xấu của con người. Bản cam kết được viết quá đơn giản vì chính người soạn không hiểu hết những thủ đoạn hại nhau bằng câu chữ mà người đời vẫn làm. Chú cười hiền bảo là “bọn chú chỉ biết mổ cứu người chứ có đi tranh chấp với ai bao giờ”. Tôi viết lại một bản cam kết cho chú, ký và dặn chú rằng hãy sử dụng nó về sau – vì tôi biết bản cam kết đó là để bảo vệ người sẽ có thể cứu được tính mạng mẹ tôi.

Khối u của mẹ tôi bị vỡ trước ngày lên lịch mổ 2 ngày. Việc vỡ khối u dẫn đến khả năng mẹ tôi có thể chết trong một vài giờ nếu không mổ gấp. Tôi gọi điện cho chú. Lần đầu chú tắt máy, lần hai chú nghe. Khi nghe giọng hốt hoảng của tôi chứ nhẹ nhàng nói “tôi đang trong ca mổ. Anh cứ tắt máy và để các bác sỹ bên đó chuẩn bị. Tôi sẽ sang ngay.” 30 phút sau chú tới.

Ca mổ kéo dài 8,5 tiếng đồng hồ. Khi đêm xuống, một bác sỹ phụ mổ gọi tôi vào để chứng kiến khối u của mẹ tôi đã được lấy ra – khối u chiếm 1/2 thể tích chiếc xô nhựa trong tay bác sỹ. Khi tôi ngỏ lời muốn cảm ơn chú Sơn thì bác sỹ phụ tá nói chú bị tụt huyết áp vì buổi sáng chú mổ 2 ca liên tiếp rồi sang mổ cho mẹ tôi trong 8 tiếng rưỡi. Trong ca mổ của mẹ tôi đã phải thay kíp mổ ban đầu bằng kíp mổ mới vì kíp mổ đầu tiên kiệt lực vì căng thẳng. Duy chú Sơn phải có mặt từ đầu tới cuối và tụt huyết áp vì nhịn đói từ sáng.

Luật sư, từ chối mổ, bác sĩ, BS Vũ Bá Quyết
PGS.TS Trịnh Hồng Sơn- Phó Giám đốc BV Việt Đức - Nhân vật trong bài viết.

Mấy ngày sau tôi rình gặp chú khi chú đi thăm bệnh nhân, vừa thấy tôi, chú cười hết cỡ bảo rằng “mẹ cháu trúng số độc đắc rồi! Loại ung thư của mẹ cháu có thuốc chữa mà không cần phải hóa trị hay xạ trị. Đó là loại ung thư duy nhất đến lúc này có thể chữa được bằng thuốc. Chính chú là người đã nghiên cứu về loại ung thư này đầu tiên ở Việt Nam nên chú biết.” Nói rồi chú đi, gật đầu nghe lời cảm ơn vội vàng của tôi. Sau này tôi nhờ một anh bạn là cháu chú dẫn đến nhà để cảm ơn. Anh bạn tôi hỏi chú có được không. Chú nói là “nó đã cảm ơn chú rồi, đến nhà cảm ơn làm gì nữa!” Từ đó năm nào tôi cũng nhờ bạn tôi dẫn tới nhà chú vào dịp Tết. Năm nào bạn tôi cũng trả lời là chú về quê để tránh bệnh nhân tới cảm ơn. Chú muốn người bệnh không phải phiền hà chuyện chú đã chữa bệnh cho họ.

Đến giờ gần 7 năm từ ngày chú mổ. Mẹ tôi hoàn toàn khỏi bệnh, nhìn bà không ai biết là bà từng bị ung thư giai đoạn cuối. Phòng bệnh của mẹ tôi lúc đó có 8 người, giờ 7 người đã chết, còn lại mỗi mình mẹ tôi là còn sống và khỏe mạnh.

Tôi biết rằng có nhiều người nói rằng ngành y tế của chúng ta có vấn đề về y đức, về tham nhũng, hạch sách dân. Tuy nhiên tôi kể ở đây một câu chuyện thực của gia đình tôi và về một bác sỹ thật. Tất cả những người có liên quan tới câu chuyện đều còn sống. Hồ sơ y tế của mẹ tôi bệnh viện Hữu Nghị vẫn giữ. Và tôi khẳng định một điều là chú Sơn cứu sống mẹ tôi mà không nhận một xu nào, cũng không phải vì áp lực, giới thiệu, hay sự nịnh nọt nào cả. Sau này tôi hỏi mọi người thì biết là ca mổ 8 tiếng rưỡi cho mẹ tôi, chú được trả theo chế độ nhà nước mức thù lao khoảng 150.000 đồng gì đó. Trong câu chuyện của tôi, chú Sơn cũng đã từng ngần ngại chuyện mổ vì ngại chuyện thị phi (không phải vì chú mà vì các bệnh nhân sẽ không được chú mổ khi chú bị phân tâm).

Có rất nhiều cán bộ, bác sỹ thầm lặng cống hiến trong ngành y tế. Vì họ chỉ tập trung vào chuyên môn nên không biết, không có những thủ đoạn để ngoắt ngoéo câu chữ khi bị những người có ý xấu gây khó dễ. Nếu chúng ta muốn chăm lo cho sức khỏe của chính mình hay người thân của mình thì hãy bảo vệ bác sỹ – những người bảo vệ ta trước bệnh tật – khỏi những lời ác ý, những bắt nạt, đe dọa.

Từ Facebook LS Thái Bảo Anh
Read more...

Bác sĩ Võ Xuân Sơn: Từ chối mổ mới là có y đức !

21:04 0

 bác sĩ, bệnh nhân, từ chối mổ, từ chối khám chữa bệnh, BS Vũ Bá Quyết

Tiến sĩ Võ Xuân Sơn – nguyên bác sĩ phẫu thuật thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, tâm sự: Ông đã từ chối mổ cho bệnh nhân, thậm chí cả nhà báo!

Mổ hay không cũng bị “lên thớt”

Sau khi câu chuyện Tiến sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ chối mổ dịch vụ cho một cộng tác viên của báo Người đưa tin, Tiến sĩ Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có chia sẻ của mình về chuyện từ chối mổ cho bệnh nhân.

Tiến sĩ Sơn tâm sự, ông không biết thực tình câu chuyện của bác sĩ Quyết và cô cộng tác viên tên Trang diễn ra như thế nào, nhưng nghe qua thông tin trên truyền thông, tình huống này “mổ hay không mổ cũng thành vô đạo đức cả”.

Theo BS Sơn, nếu mổ cho bệnh nhân kia, lỡ bác sĩ bị gài, sau đó lại có tin lên báo chí cho rằng bác sĩ ăn cắp thời gian nhà nước đi mổ dịch vụ kiếm tiền, rồi đủ các thông tin này nọ cũng dở. Còn không mổ lại bị báo chí đưa là không chịu mổ cho người viết báo. Kiểu gì cũng tiến thoái lưỡng nan.

"Nhưng khi biết cộng tác viên này làm ở một cơ quan báo chí mà mình đã từng bị phóng viên của báo đó gài bẫy viết bài về cá nhân mình thì việc không mổ cho bệnh nhân như bác sĩ Quyết là đúng. Bác sĩ không mổ là có tâm với nghề!" – TS Sơn nhấn mạnh.

Bác sĩ Sơn cho biết, trước đây ông đã từ chối mổ cho nhiều người, trong đó có một phóng viên ở báo lớn. Chuyện xảy ra cách đây vài năm, khi có một bệnh nhân đã kiện bác sĩ Sơn vì mổ để lại biến chứng cho bệnh nhân. Lúc ấy, chỉ có một tờ báo đưa tin về vụ kiện.

"Tôi đã đọc bài viết và thấy bài viết không khách quan, mang xu hướng bảo vệ người bệnh mà không cần biết rõ đúng sai, phải trái như nào. Lúc ấy, tôi đang chuẩn bị làm thủ tục để ra nước ngoài làm việc. Còn một năm nữa là tôi được chứng chỉ làm việc ở nước ngoài nên tôi thực sự không suy nghĩ nhiều đến truyền thông, đến bài báo đó.

Sau đó, trong một lần phẫu thuật, mọi thủ tục vào phòng phẫu thuật hầu như gần xong. Ban đầu, tôi không quan tâm bệnh nhân làm ở đâu, nghề gì. Khi chuẩn bị mổ thì anh ta nói mình làm ở tờ báo đã viết bài báo về vụ kiện của tôi. Lúc ấy, tôi đã từ chối thắng thừng rằng tôi không thể mổ cho anh” - Tiến sĩ Sơn nhớ lại.Sau đó, bác sĩ Sơn đã giải thích cho bệnh nhân vì sao mình không mổ cho họ mà khuyên họ nên tìm bác sĩ khác.

Có tâm sẽ không mổ cho bệnh nhân

Thạc sĩ, bác sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tâm sự, bản thân anh cũng theo dõi vụ việc này trên báo chí. BS Chính cho rằng, bác sĩ Quyết từ chối mổ vì bận hay vì lý do người đó làm ở báo Người Đưa tin cũng không có gì sai vì theo y đức, bác sĩ được phép từ chối bệnh nhân trong trường hợp không phải cấp cứu, không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Trường hợp phóng viên Trang không bị đe dọa tính mạng. Trang chỉ bị u xơ buồng trứng, một loại bệnh nhiều chị em phụ nữ nào mắc phải, có thể bắt buộc phải mổ hoặc chỉ định nội khoa.

Bác sĩ Chính cho biết anh cũng đã từng từ chối rất nhiều bệnh nhân khi họ gây khó dễ cho anh, có thái độ không tôn trọng bác sĩ…

Do đó, BS Chính tỏ ra ủng hộ quyết định của BS Quyết: "Nếu bác sĩ Quyết vẫn mổ cho bệnh nhân khi ông có áp lực hay tư tưởng không thoải mái thì có thể xảy ra rủi ro trong khi mổ. Lúc này bác sĩ hoàn toàn có quyền từ chối".

Đồng tình với quan điểm này, bác sĩ Võ Xuân Sơn khẳng định, khi mổ cho bệnh nhân nếu tâm trí không thoái mái, trong đầu có chút lăn tăn, bực tức vì tờ báo đã “gài” mình thì cuộc mổ không thể diễn biến tốt đẹp. Khi đó, có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cuộc mổ, biến chứng rồi đủ các thứ nguy hiểm.

Tâm trạng không thoải mái, đầu óc nặng nề có thể khiến bác sĩ không thể xử lý hết những diễn biến xấu của cuộc mổ. Như thế, người thiệt nhất là bệnh nhân chứ không phải là bác sĩ. Lúc đó, là nhà báo hay bất kì ai cũng vậy!

(Theo Khánh Ngọc/Infonet)
Read more...

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Bác sĩ và y đức

21:19 0
Võ Xuân Sơn

Khi quyết định rời nhà nước, tôi có rất nhiều suy nghĩ, trăn trở, không lường hết được những khó khăn, khốc liệt phải gánh chịu trong môi trường tư nhân. Cho đến bây giờ, không chỉ tôi mà cả những lãnh đạo của tôi thời đó đều cho rằng quyết định đó là đúng.

Chỉ sau 2 năm ra tư nhân, không được sự hỗ trợ của bất cứ mạnh thường quân nào, chỉ bằng nguồn kinh phí cá nhân ít ỏi, dựa vào sự năng động trong môi trường tư nhân, tôi đã thực hiện được những gì mình ấp ủ sau gần 10 năm không thể thực hiện được.

Bệnh viện nơi tôi công tác trước đây thuộc nhóm hàng đầu của cả nước. Môi trường làm việc ở đó được coi là hàng “top” so với các bệnh viện công khác trong nước, vậy mà vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ở mức cao. Nhờ thời gian làm việc ở đó, tôi được tiếp xúc với bác sĩ ở các tỉnh đến học, được trực tiếp tham gia điều trị tại nhiều bệnh viện từ Đà Nẵng trở vào, hiểu được nhiều khó khăn cũng như tâm tư của các bác sĩ và nhân viên y tế.

Tôi đã nhiều lần nói rằng, y khoa Đà Nẵng sẽ phát triển ngang hàng với TP HCM trong chuyên ngành của chúng tôi. Các bác sĩ ở đây khi đi học đều là những người siêng năng, luôn chịu khó, chịu khổ đến mức khó tin. Gần như tất cả những gì họ học được từ các bệnh viện khác trong nước hoặc nước ngoài đều được triển khai áp dụng thành công.

Tại sao lại là Đà Nẵng? Không riêng cá nhân mà những người bạn Nhật của tôi đều có chung suy nghĩ: Lãnh đạo Đà Nẵng quan tâm và đánh giá đúng mức vai trò của y tế. Bản thân tôi (một bác sĩ không chức không quyền) mỗi lần ra mổ chuyển giao công nghệ ở bệnh viện nào của Đà Nẵng cũng đều nhận được sự động viên từ những người lãnh đạo cấp cao của thành phố.

Ở một môi trường như vậy, các bác sĩ có quyền làm việc, có quyền phát huy. Đà Nẵng là nơi thứ ba trong cả nước thực hiện thành công phẫu thuật nội soi cột sống và các phẫu thuật cột sống xâm lấn tối thiểu khác. Theo tôi được biết, mặc dù thu nhập của các bác sĩ ở đây không cao lắm, sự ưu đãi về kinh tế không nhiều lắm, nhưng rất ít người bỏ bệnh viện công ra đi.

Một bác sĩ ở một tỉnh miền Tây đã thành danh trong chuyên ngành Ngoại Tổng quát, là Trưởng khoa Ngoại. Vì yêu cầu của địa phương phải giải quyết các trường hợp cấp cứu chấn thương sọ não và cột sống mà anh ấy khăn gói lên thành phố học, vì các bác sĩ đàn em không ai có đủ khả năng kinh tế để có thể ở Sài Gòn trong vài tháng.

Sau khi học xong, một bữa anh gọi cho tôi mời xuống bệnh viện tỉnh để mổ 2 ca chấn thương cột sống. Khi trở về Sài Gòn, tôi mới biết rằng toàn bộ tiền xe, tiền ăn uống của tôi khi xuống đó và cả tiền dụng cụ mổ cho bệnh nhân đều là từ tiền túi của anh ấy bỏ ra. Hai bệnh nhân đều là người dân tộc, rất nghèo, bệnh viện lại không hỗ trợ gì cả.

Vài năm sau, tôi nghe tin anh ra ngoài làm một bệnh viện tư, chẳng quan tâm đến bảo hiểm, cũng chẳng làm thủ tục về hưu, nghỉ ngang. Tôi chưa có dịp nói chuyện với anh về chuyện nghỉ của anh. Nhưng người kế nhiệm anh tại bệnh viện tỉnh cho biết anh không thể thuyết phục được lãnh đạo thay đổi quy trình làm việc, triển khai các chương trình y khoa chuyên sâu hơn.

Bây giờ thì cả anh bạn kế nhiệm cho anh cũng có một phòng khám tư nhân lớn tại tỉnh đó. Bệnh nhân nói với tôi cả 2 cơ sở này rất tốt. Tôi tin những gì bệnh nhân nói. Tôi tin những người thầy thuốc đã từng hy sinh cả thời gian, tiền bạc, sự mạo hiểm cho người bệnh sẽ không bao giờ đối xử không tốt với người bệnh của mình, cho dù ở môi trường nào đi nữa.

Gần 30 năm trong nghề, từng làm việc tại nhiều bệnh viện tỉnh ở phía Nam, làm công lập rồi tư nhân, tôi có thể khẳng định rằng nếu ở đâu y đức kém, ở đó quan đức chắc chắn không khá hơn.

Khi đi học ở tuyến trên, cùng với việc học được các kiến thức chuyên môn, các bác sĩ đã tiếp cận được với một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Ở những cơ sở đó, các quyết định về chuyên môn được tôn trọng. Các bác sĩ được quyền quyết định và được cấp trên chấp thuận khi quyết định đúng. Ngay cả khi quyết định sai, họ được chỉ ra chỗ sai và được hướng dẫn làm như thế nào mới là đúng.

Khi về tuyến dưới, với đặc thù của từng tỉnh, có bác sĩ phát huy được năng lực của mình, có bác sĩ bị gò bó, thậm chí có bác sĩ phải chuyển qua chuyên ngành khác để được yên thân. Khác với các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc các trường Đại học, các bệnh viện tỉnh hoặc tuyến thấp hơn bị lệ thuộc vào chính quyền nhiều hơn. Tất cả chức vụ chủ chốt đều do ủy ban hoặc cấp ủy không có chuyên môn y khoa quyết định, từ đó hoạt động chuyên môn cũng bị lệ thuộc theo.

Đồng ý là hiện nay có một số bác sĩ chạy theo tiền, đánh mất nhân cách, hành động vô đạo đức. Tuy nhiên, theo tôi biết thì nếu đã mất nhân cách, nếu đã tìm cách để kiếm tiền thì người ta không ra tư nhân làm việc. Chính môi trường công lập mới là nơi dễ dàng cho việc bóp nặn bệnh nhân để kiếm tiền hơn. Ở đó có quá tải, có quá nhiều quy định phi lí, bất cập, ở đó y hiệu và thương hiệu là thứ không ai coi trọng, là mảnh đất màu mỡ cho tiêu cực phát triển.

Về vật chất, những người thầy thuốc cần có được một cuộc sống không quá thiếu thốn, để họ có thể yên tâm làm chuyên môn, mà thể hiện y đức. Điều mà các thầy thuốc cần nhất là một môi trường làm việc chuyên nghiệp, để phát huy khả năng chuyên môn, thể hiện y đức. Họ cần có được một sự tôn trọng nhất định, từ những người được họ chữa trị cũng như từ những người lãnh đạo họ.

Nếu các cấp lãnh đạo không hiểu được điều này thì sẽ còn nhiều làn sóng bác sĩ và nhân viên y tế bỏ bệnh viện công ra đi.

BS.Võ Xuân Sơn (Theo VNE)
Read more...

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Căn nguyên và giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thầy thuốc và bệnh nhân

18:44 0
Căn nguyên và giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa thầy thuốc và bệnh nhân

Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài.

Hành hung thầy thuốc đã trở thành vấn nạn. Sự cố y khoa cũng không ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì nhiều không kể xiết. Bệnh viện bị người dân kêu ca. Ngược lại thầy thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy thuốc và bệnh nhân đang chán ghét nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.

Làm sao để bệnh nhân có thể yêu được thầy thuốc: chỉ khi thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, dành nhiều thời gian quan tâm săn sóc họ, thể hiện sự tôn trọng họ. Làm thế nào để thầy thuốc yêu bệnh nhân: chỉ khi bệnh nhân thực sự đem lại nguồn sống cho họ. Tất cả chỉ cần vậy.



Vậy tại sao thầy thuốc không thể có chuyên môn giỏi: các trường y thường có điểm tuyển sinh cao chót vót, nên không thể nói các bác sĩ có đầu óc kém. Ngành y là ngành đòi hỏi học dài và nhiều hơn các ngành khác. Để phấn đấu trở thành bác sĩ giỏi tốn kém rất nhiều cả về thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng với cơ chế lương hiện tại thì thu nhập của họ vẫn đổ đồng như thế. Vì vậy chẳng ai muốn đầu tư cả đống tiền của, thời gian và sức lực ra học hành nghiên cứu mà không có cơ hội thu hồi lại vốn đầu tư.

Tại sao thầy thuốc không dành thời gian quan tâm săn sóc, thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân: với mức độ quá tải bệnh nhân hiện nay thì điều này là không thể. Hơn nữa, nếu đông bệnh nhân đồng nghĩa với thêm công việc mà thu nhập không tăng thêm đáng kể thì bệnh nhân không phải là nguồn sống mà là sự phiền hà đối với thầy thuốc.

Tại sao bệnh nhân không là nguồn sống của thầy thuốc: bởi lẽ chính sách giá dịch vụ y tế hiện tại cực kỳ bất cập. Giá một lần khám ở bệnh viện hạng 3 là 7000 đồng, thấp hơn giá một lần đánh giày. Giá một ngày điều trị ở bệnh viện hạng 1 thấp hơn giá một lần cắt tóc, làm đầu. Tiền bó bột gãy xương chưa bằng nửa tiền công nắn chỉnh khung càng xe máy. Thậm chí những kỹ thuật cao như lọc máu thì giá vẫn thấp hơn một lần thay nhớt ô tô. Rõ ràng quy định giá như vậy là một sự đánh giá thấp giá trị của người bệnh và bệnh nhân không thể là nguồn sống của thầy thuốc. Vì thế nguồn sống của thầy thuốc một phần phải dựa vào một số ít bệnh nhân “đặc biệt”: bệnh nhân của phòng khám tư làm ngoài giờ, những bệnh nhân điều trị tự nguyện hay thậm chí là những bệnh nhân biếu phong bì. Vì thế nhóm bệnh nhân này thường được “yêu” hơn là điều đương nhiên.

Rất nhiều người nói rằng, thầy thuốc được nhà nước trả lương thì phải phục vụ.

Nhiều thống kê về lao động tiền lương cho thấy lương chỉ đảm bảo được 65% đời sống cơ bản của công chức, viên chức. Trong đó lương ngành y gần thấp nhất trong 18 ngành nghề được khảo sát. Vậy thì lương nhà nước không thể là động lực để thầy thuốc nỗ lực phục vụ. Hơn nữa, có một thực tế mà hầu như người dân không biết: với những bệnh viện lớn, kinh phí nhà nước cấp chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong kinh phí hoạt động bệnh viện, ví dụ Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy... kính phí nhà nước chiếm dưới 15% kinh phí hoạt động của bệnh viện, các bệnh viện khác đa số dưới 30%. Hay nói cách khác, hầu hết các bệnh viện này kinh phí nhà nước cấp chỉ đủ trả tiền điện nước, xăng dầu, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Tiền lương và những khoản đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên hầu như phải do các bệnh viện tự làm ra. Do giá viện phí thấp nên các bệnh viện phải duy trì số bệnh nhân đông, lượng cán bộ nhân viên thấp thì mới có khả năng trả lương. Vì thế tình trạng quá tải và không thể quan tâm sâu sát đến bệnh nhân là điều không thể tránh khỏi. Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại đẩy bệnh nhân và thầy thuốc vào thế đối đầu và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra.

Khi không có động lực kinh tế, chúng ta đang sử dụng thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Nói không với phong bì” các mỹ từ “Lương y như từ mẫu” v.v... ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài. Các chiến sĩ Điện Biên anh hùng có thể “ăn cháo kéo pháo qua đèo” trong một mùa chiến dịch chứ không ai có thể ăn cháo kéo pháo cả đời được.

Mâu thuẫn giữa người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế hiện nay là một thực tại không thể chối cãi.

Chúng ta không thể thay toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế hiện tại bằng cách tuyển dụng những thiên thần chỉ biết cống hiến mà không cần quyền lợi từ thiên đàng xuống làm bác sĩ, y tá. Chúng ta cũng không thể thay toàn bộ những bệnh nhân hiện tại bằng nhóm các bệnh nhân khác “biết điều” hơn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi cơ chế vận hành của nền y tế. Không thể điều hành nền y tế bằng mệnh lệnh chủ quan hay vận động phòng trào được nữa. Đã đến lúc phải trả cho lao động y tế giá trị thực của nó theo quy luật thị trường. Y tế cần có sự đổi mới cơ chế giống như việc giao lại ruộng cho nông dân những năm 1986. Khi bệnh nhân thực sự là nguồn sống của thầy thuốc, họ sẽ trân quý bệnh nhân và nỗ lực đầu tư để nâng cao trình độ. Khi viện phí đủ đảm bảo được việc trả lương thỏa đáng, đủ để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ thì các bệnh viện sẽ đầu tư nhân lực và hạ tầng để cạnh tranh thu hút bệnh nhân. Và khi chăm sóc sức khỏe thành dịch vụ thuần túy thì bệnh nhân và thầy thuốc sẽ tự lựa chọn hoặc từ chối nhau, sẽ tránh được những mâu thuẫn nảy sinh do tình trạng phải chịu đựng nhau trong mối quan hệ bắt buộc phục vụ như hiện nay.

Khi thả giá viện phí theo quy luật thị trường sẽ vấp phải vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người nghèo: hiện tại nhà nước cấp kinh phí để y tế công lập chữa bệnh với mức giá thấp do nhà nước quy định. Vậy hoàn toàn có thể cho phép các bệnh viện tự quyết định giá viện phí, nhà nước ngừng cấp kinh phí và dùng nguồn kinh phí đó để trợ cấp trực tiếp cho người nghèo bị bệnh hoặc chỉ duy trì một số nhỏ bệnh viện từ thiện và người bệnh chấp nhận chất lượng chuyên môn và phục vụ tương xứng với mức đầu tư của nhà nước.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương (Theo web bacsinoitru)
Read more...

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

20:37 0


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Trong hầu hết các trường hợp sai sót y khoa, chúng ta rất dễ dàng để đi đến một kết luận: qui kết cho người trực tiếp gây ra lỗi. Nhưng lỗi ở trình độ và hiểu biết yếu kém của cá nhân gần như chỉ chiếm 1%, còn lại 99% là do hệ thống đã được thiết kế để "sai sót" một lúc nào đó chực chờ xuất hiện.

Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Nếu chúng ta đứng lùi lại một chút để thấy một bức tranh rộng hơn, chúng ta sẽ thấy rõ "nhân viên đầu chiến tuyến" (trực tiếp chăm sóc bệnh nhân: bác sĩ - điều dưỡng) - gọi là sharp-end (góc dưới cùng bên tay phải của hình sau); và những gì diễn ra ở những khâu trước đó - "behind the scene" - gọi là blunt end, và quan trọng là: sai sót đã xảy ra như thế nào?
Sai sót đã xảy ra khi các lỗ hổng của các lớp bảo vệ trong hệ thống xếp thẳng hàng với nhau, khi cùng lúc vượt qua tất cả các hàng rào bảo vệ: từ vai trò người lãnh đạo, vai trò cấu trúc hệ thống, hành vi, văn hoá, kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện, kiểm tra... Lấy ví dụ vụ tiêm nhầm vắc-xin (và tin rằng các bạn có thể áp dụng cho bất kì trường hợp sai sót nào khác): sharp-end là khi điều dưỡng nào đó tiêm nhầm thuốc do không kiểm tra trước khi tiêm, các lớp bảo vệ đã bị xuyên thủng: do thuốc Esmeron vì lý do nào đó được để cùng tủ thuốc với văc xin, do cúp điện, do lọ thuốc Esmeron được thiết kế tương đối giống với lọ văc-xin...
- Đó là chưa kể đến khả năng các lỗ hổng do yếu tố con người (stress, chán chường, mệt mỏi, đau bệnh, thiếu kinh nghiệm...
- Chưa kể đến: qui trình thiết kế trùng nhau ở những điểm quan trọng dẫn đến sai sót (ví dụ trùng nhau ở chỗ lưu trữ thuốc, dẫn đến việc lấy nhầm thuốc)
- Chưa kể đến những sai sót (hiểu lầm) trong giao tiếp giữa nhân viên y tế với nhau...
- Chưa kể đến qui trình-thói quen ghi toa, đọc toa, kiểm tra toa thuốc, cấp phát thuốc, đối chiếu bệnh nhân...
- Chưa kể đến chúng ta huấn luyện - đào tạo liên tục thế nào, làm sao để duy trì chất lượng nhân lực
- Quản lý nhân lực - khuyến khích, tạo động lực như thế nào, quản lý hành vi, làm sao định hướng nhân lực làm theo tầm nhìn và chiến lược của bệnh viện?
- Sửa chữa định kì và nâng cấp cơ sở vật chất như thế nào? (làm sao đảm bảo máy móc - dụng cụ luôn hoạt động tốt khi cần thiết)
- Chưa tính đến chuyện lên kế hoạch cho tương lai... và rất nhiều thứ thay đổi một cách chóng mặt về kỹ thuật, mô hình bệnh tật, nhu cầu chăm sóc y tế...


Sai sót y khoa- 99% do lỗi hệ thống

Tôi không muốn biện minh cho những sai sót của "nhân viên đầu chiến tuyến", nhưng theo mô hình Swiss Cheese ở trên, để một lỗi có thể xuất hiện, là do những lớp bảo vệ (từ đầu nguồn phía những người lãnh đạo, thói quen, văn hoá của bệnh viện, cấu trúc hoạt động, qui trình, chính sách, đào tạo, kiểm tra, kỹ thuật, cơ sở vật chất...) bản thân nó đã có sai sót tiềm ẩn (latent error). Bình thường sai sót chưa xảy ra là do các lỗi đó không xảy ra cùng lúc, nhưng cái hệ thống đó đã được sắp đặt sẵn để xảy ra sai sót (active error). Trong hình trên, các bạn qui trách nhiệm cho ai? Và hình dưới đây, các bạn qui trách nhiệm cho ai?
Để nói rõ hơn về lỗi tiêm nhầm thuốc (medication error), các bạn thử nghĩ xem qui trình đó như thế nào? Bác sĩ ghi toa -> Toa đến nhà thuốc -> Nhập thuốc -> Phát thuốc -> Điều dưỡng nhận thuốc -> Lưu trữ thuốc -> Kiểm tra bệnh nhân -> Tiêm thuốc.
Điều gì xảy ra nếu bác sĩ ghi toa viết tắt, không rõ ràng... Trong khi The Joint Commision đã khuyến cáo không sử dụng các chữ viết tắt U, IU, QD, q.d... thì đây vẫn là thói quen rất phổ biến của bác sĩ. Năm 2001, một bệnh nhi 9 tháng tuổi đã tử vong vì quá liều Morphine giảm đau hậu phẫu: 5mg IV, thay vì "Morphine .5 mg IV" (Washington Post, 4/20/2001).

6U hay 60 Unit 
6U hay 60 Unit 

Năm 2007, một bệnh nhân tử vong vì được truyền tĩnh mạch Potassium Phosphat thay vì truyền qua ống nuôi ăn. (ISMP Medication Safety Alert, Mar 8, 2007) Bệnh nhân tại Viện Ung thư Dana Farber, Boston, được ghi toa "4 gram mỗi m2 ngày 1-4" (nghĩa là 1 gram mỗi m2 mỗi ngày) đã được truyền 4gram/m2 mỗi ngày, dẫn đến tử vong vì quá liều gây ngộ độc tim.

25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 
25 Units/ giờ hay 25 mL/giờ 

Những trường hợp như thế này không phải là hiếm, và những kiểu viết cùng khả năng gây nhầm lẫn... có thể bắt gặp rất dễ dàng trong bất kì hồ sơ bệnh án nào. (Mong các bạn đừng nói: thiếu trách nhiệm, viết ẩu, không theo qui định..., đó không bao giờ là cách giải quyết hiệu quả)

QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 
QD (mỗi ngày) hay QID (4 lần/ngày) 

Điều gì xảy ra nếu nhà thuốc nhập thuốc sai? phát thuốc sai?
Điều gì xảy ra nếu điều dưỡng (ĐD) nhìn nhầm 2 loại thuốc tên gần giống nhau. Các bạn có thể trách cá nhân ĐD thiếu trách nhiệm, không 3 tra 5 đối, không đúng qui trình, có thể đuổi việc, có thể trách nhiệm hình sự... nhưng các bạn sẽ không bao giờ ngăn chặn những lỗi tương tự xảy ra, bởi vì... "2 loại thuốc đó" luôn chực chờ để sai sót xảy ra. Vì lý do này mà FDA (US Food and Drug Administration) kiểm tra rất kĩ khả năng tên thuốc gây nhầm lẫn: họ tập hợp khoảng 120 chuyên gia, kiểm tra khoảng 300 tên thuốc mỗi năm trước khi đưa ra thị trường, thậm chí họ còn có phần mềm chuyên nhận dạng những tên thuốc có thể gây nhầm lẫn: Zantac (điều trị viêm dạ dày) - Zyrtec (điều trị dị ứng) - Zyprexa (điều trị rối loạn tâm thần); hoặc Celebrex (kháng viêm) - Celexa (điều trị trầm cảm).
Điều gì xảy ra nếu bệnh nhân cùng tên họ, cùng phòng, có khi còn cùng giường một cách ngẫu nhiên? (chúng ta đã gặp rất nhiều tình huống như thế này, nhưng chưa có ai-chính sách-qui trình nào nhằm tránh xảy ra tình huống tương tự, bởi vì chúng ta chưa bao giờ nghĩ: lỗi ở hệ thống!)
Theo bác sĩ Paul Seligman, trưởng phòng Dược lý-Dịch tễ và Khoa học Thống kê của FDA: Trong hầu hết trường hợp, tiêm nhầm thuốc không thể qui kết cho một cá nhân. Vậy thì giải pháp là gì? Các giải pháp nhằm tự động hoá, giảm vai trò của con người (Sử dụng Bar code, hệ thống phát thuốc tự động hoá, hệ thống báo động khi nghi ngờ khả năng phản ứng thuốc, chức năng bắt buộc ghi nhận các thông tin tối cần thiết (dị ứng, tiền sử thuốc...) trước khi ghi toa..., toa điện tử để giảm nhầm lẫn, đặt lại tên thuốc, thiết kế bao bì)... là những công cụ hỗ trợ, nhưng điều cần nhất là chúng ta có cái nhìn hệ thống hơn để không qui kết trách nhiệm cho từng cá nhân nơi "sharp-end", mặt khác, có chính sách khuyến khích tất cả mọi người kể lại tình huống sai sót (ở tất cả các tấm chắn bảo vệ) để biết "lỗ hổng" ở đâu, độ lớn thế nào, phổ biến những sai sót cho mọi người biết và đề ra cách khắc phục.
Để ngăn chặn lỗi, không phải cứ ra mệnh lệnh, mà còn phải quan tâm đến khoa học hành vi, lãnh đạo, quản lý, cấu trúc, cơ sở vật chất... Sẽ không bao giờ có khái niệm 100% không sai sót, nhưng đừng vịn vào đó hoặc là so sánh nơi này nơi kia để biện minh. Một khi đã có qui trình, mà lúc nào lỗi xảy ra cũng chỉ có 1 kết luận: "không làm đúng qui trình", thì cần nhìn lại giá trị của qui trình, đào tạo, huấn luyện để thực hiện đúng qui trình, chính sách hỗ trợ làm đúng qui trình, kỹ thuật hỗ trợ qui trình... và "bức tranh lớn hơn"(hệ thống từ blunt-end đến sharp-end) của qui trình đó.
Tóm lại, sai sót "xém chút xuất hiện", hoặc "đã xuất hiện gây tai biến"... là những cơ hội để cải thiện. Đừng để những tử vong oan uổng!
Bài viết, ý kiến đóng góp cho diễn đàn “Tai biến y khoa” xin gửi về banthukysk@gmail.com, bandientuskds@gmail.com. Tòa soạn tôn trọng các quan điểm khác nhau, các ý kiến phản biện của tác giả trên cơ sở khách quan, trung thực và khoa học. Các bài viết đăng trên diễn đàn này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

BS. Phạm Ngọc Trung (từ Boston, Hoa Kỳ) - SK&ĐS
Read more...

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Chẳng ai biếu bác sĩ 10.000 đôla

19:39 0
Giá dịch vụ y tế: Còn xa mới tiếp cận chi phí thực tế

Chúng ta hãy công bằng với thu nhập của các bác sĩ Việt Nam. Cho dù bác sĩ có cứu cả gia đình họ hoặc đi khám chữa bệnh ở Mèo Vạc hay Chắc Cà Đao thì cũng chẳng bao giờ có ai biếu cho họ được số tiền đó.

Tôi lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, lang thang sơ tán hết nơi này đến nơi khác. Vì những lý do đặc biệt, gia đình tôi không trở về Hà Nội khi hòa bình lập lại mà định cư luôn tại một vùng quê nghèo ở Miền Bắc cho đến năm 1975.

Nhân viên y tế cao cấp nhất, tôi được biết lúc bấy giờ là một ông y tá già. Tôi không biết ông được đào tạo ở đâu, làm việc ở đâu, chỉ biết khi nào bệnh nặng lắm người ta mới đến gặp ông.

Ngôi nhà ông ở khá khác biệt so với những ngôi nhà khác. Trước sân và xung quanh trồng toàn hoa với những bông thược dược to như cái dĩa, đủ thứ màu sắc. Giữa cái thời mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, giữa cái nơi mà con người ta phải chạy ăn từng bữa, ông cứ như một ông tiên, ung dung, đĩnh đạc.

Chỉ đến khi ba tôi bị chấn thương cột sống, tôi mới biết là trên đời này còn có những nhân viên y tế cấp cao hơn y tá. Những năm cuối học trường Y, tôi quen biết với nhiều bác sĩ, được các anh cho đến nhà chơi hoặc cho đi đến những gia đình khá giả xem những cuốn phim video đầu tiên du nhập vào thành phố. Tôi bắt đầu biết chút ít về cuộc sống tiện nghi.

Lúc đó, nhu cầu của tôi không cao, ăn cơm nhà, đi xe đạp, đa phần gửi xe không mất tiền, trực bệnh viện thì các anh trả tiền cho ăn tối, ăn sáng, uống cà phê khuya… thỉnh thoảng có đi chơi đâu các anh cũng không bao giờ để cho tôi phải trả tiền gì cả.

Ra trường, tôi được phân công về bệnh viện lớn. Tôi dự định lần đầu tiên lãnh lương sẽ mời các anh đi ăn sáng, một phần sẽ mang về chiêu đãi cả nhà một bữa ăn. Có 5 người đi ăn sáng cùng tôi, khi được biết tôi có ý định dùng tiền của tháng lương đầu tiên để mời các anh ăn sáng, các anh chỉ cười.

Thật may là các anh thông cảm, vì tháng lương đầu tiên ấy của tôi không đủ trả cho 6 người ăn một bữa sáng. Tôi đành phải lỗi hẹn với gia đình. Kể từ đó, áp lực cơm áo gạo tiền bắt đầu xuất hiện. Không ai đòi hỏi gì ở tôi, chẳng qua tôi tự thấy rằng mình đã lớn, đã là một bác sĩ, ít nhất thì cũng phải tự nuôi được mình.

Khi còn sinh viên, tôi được biết một vài bác sĩ vì muốn kiếm tiền mà bắt ép hoặc làm các “thủ thuật” để người bệnh phải trả tiền cho họ (hồi đó bao cấp, bệnh nhân gần như chưa phải trả tiền gì cho bệnh viện cả), và kết cục của họ đều không hay ho gì, đặc biệt, các đồng nghiệp rất coi thường họ.

Tôi quyết định không đi theo con đường đó. Có mấy gia đình nhà giàu, có con gái tới tuổi cập kê, bắn tiếng sẽ cho nhà cao cửa rộng, tài sản này nọ nếu tôi đồng ý làm rể của họ. Một vài người bạn đã đi theo con đường này. Riêng tôi có lẽ không có “duyên” với con nhà giàu, những cô gái làm cho tôi rung động đều chỉ là con nhà nghèo.

Các anh khuyên tôi nên làm phòng mạch. Tôi vẫn thường nói tôi là người may mắn. Khi tôi ra trường, nhà nước bắt đầu cân nhắc việc cho phép tất cả bác sĩ làm phòng mạch ngoài giờ.

Các anh chị quản lý ủng hộ tôi một cách vô tư, không một chút vụ lợi. Một gia đình bệnh nhân giúp tôi tìm địa đểm, thuê nhà, lại còn cho mượn một số tiền để làm vốn ban đầu. Tự mình tôi xoay trần ra cùng với cưa, bào, búa, đục, đóng được một cái phòng để làm chỗ khám bệnh.

Lại một lần nữa tôi may mắn. Bệnh nhân vừa đến khám bệnh, vừa chỉ cho tôi cách giao tiếp, cách thu tiền, cách tổ chức, còn góp ý cả về giá tiền thu nữa. Các anh thì chỉ dạy về chuyên môn, chẳng ai giấu tôi cái gì cả.

Chủ nhà và những gia đình xung quanh luôn là những tình nguyện viên tiếp nhận bệnh nhân, nói chuyện với bệnh nhân khi tôi chưa có mặt. Khi đó, vì công việc ở bệnh viện rất bận rộn, tôi ít khi kết thúc công việc đúng giờ, thường phải đến phòng mạch khá trễ.

Tài sản đầu tiên tôi mua được bằng đồng tiền do tôi thực sự làm ra là chiếc đồng hồ báo thức. Kể từ đó, tôi tự trang trải cuộc sống của mình, lấy vợ, nuôi con, phụ giúp cha mẹ, các em.

Một số tiền từ nguồn thu nhập phòng mạch được trích ra mua tài liệu, sách vở, mua một số dụng cụ để mổ cho bệnh nhân và chi trả cho các chi phí nghiên cứu. Ngoài phần tiền được các hội đoàn và các bệnh viện nước ngoài chi trả, toàn bộ số tiền còn lại phục vụ cho việc ra nước ngoài học của tôi cũng từ những thu nhập do phòng mạch mang lại.

Năm đầu tiên, tôi bị cắt lao động tiên tiến theo đề xuất của trưởng phòng tổ chức, lý do là “bảng phòng mạch to quá”. May mà sau đó việc làm phòng mạch chính thức được công nhận, cấp phép, và mọi người trong bệnh viện cũng thấy rằng chúng tôi (không phải riêng tôi) hoàn thành rất tốt các công việc của bệnh viện.

Chúng tôi thường xuyên dùng tiền cá nhân (đương nhiên là từ thu nhập phòng mạch) chi cho các nghiên cứu, mua dụng cụ mổ (lúc đó chưa có mổ dịch vụ, chỉ có mổ trong giờ thôi) nên không ai có ý kiến gì.

Năm tháng trôi qua, phòng mạch tôi thường xuyên đông đúc, thu nhập cũng khá dần lên. Tôi gần như không còn thời gian cho gia đình, bạn bè và công việc xã hội. Đôi khi công việc ở phòng mạch cũng khiến tôi vất vả với thời gian đọc sách và nghiên cứu.

Tôi thường xuyên phải thức rất khuya để hoàn tất các chương trình học tập, nghiên cứu. Rất nhiều bệnh nhân khi chứng kiến tôi làm việc đều phải nói làm bác sĩ vất vả quá, chỉ có vợ con của bác sĩ là sung sướng thôi. Nhưng thực tình mà nói thì vợ con bác sĩ cũng không sung sướng gì. Cuộc sống của họ cũng tràn ngập sự bất ngờ, giờ giấc đảo lộn theo những hoạt động bất thường của các bác sĩ.

Rất hiếm có cơ hội để cho cả gia đình của một bác sĩ có phòng mạch được hưởng một kỳ nghỉ cùng nhau. Mỗi lần như vậy, mọi thứ phải chuẩn bị công phu từ mấy tháng trời, vậy mà các kỳ nghỉ trong mơ đó lại rất dễ bị hoãn lại vào giờ chót, chỉ vì một bệnh nhân của bác sĩ bị trở nặng không đúng lúc. Tỷ lệ ly hôn của các bác sĩ, đặc biệt là trong nhóm các bác sĩ thành đạt trong chuyên môn là khá cao.

Một mặt, tôi cảm thấy khá thoải mái khi thu nhập đủ cho cuộc sống, cho các nhu cầu về sách vở, nghiên cứu, học hỏi, phát triển khả năng chuyên môn, còn có thể phụ giúp cho cha mẹ và các em. Mặt khác, phòng mạch chiếm hết thời gian và sức lực, dù muốn dù không, nó cũng tác động ít nhiều đến khả năng trau dồi nghề nghiệp, đến sự tận tụy cống hiến ở bệnh viện.

Đa số các bác sĩ thành đạt với phòng mạch nhìn ra được điều này. Mặc dù vậy, họ vẫn phải duy trì phòng mạch như một phương cách kiếm sống, vì đồng lương chính thức không thể đủ cho họ tồn tại chứ chưa nói là sống. Họ giảm giờ làm việc, hạn chế số lượng bệnh nhân khám. Một số rất ít các bác sĩ thành đạt với phòng mạch quên mất công việc ở bệnh viện, lao vào làm giàu.

Trong khi đó, đa số các bác sĩ ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tư nhân nhỏ, mới thành lập đều có khó khăn trong cuộc sống, mà đối với họ, điều kiện để làm phòng mạch thành công là rất ít, gần như mọi thứ đều phải trông chờ vào đồng lương.

Nhìn các bác sĩ ở các nước tiên tiến cùng chuyên ngành, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Họ cũng vất vả làm việc nhiều hơn người bình thường, nhưng họ có thời gian nghỉ, họ có lịch nghỉ hè, nghỉ đông, du lịch, hội nghị… Họ có đủ thời gian dành cho gia đình và các hoạt động xã hội. Thu nhập của họ thì rất cao, một số có thể có máy bay riêng, cho dù họ không thông minh hơn, cũng chẳng giỏi hơn chúng tôi bao nhiêu và sự vất vả thì thua xa chúng tôi.

Khi bước ra tư nhân, tôi luôn tâm niệm làm sao để cho các bác sĩ đủ sống mà không phải làm phòng mạch. Không nhất thiết các bác sĩ phải có vila, xe sang hay máy bay, và tôi nghĩ không có bác sĩ nào đặt mục tiêu đó khi hành nghề y cả.

Thế nhưng, với yêu cầu cực kỳ cao ở đầu vào trường y, với hàng chục năm học hành cường độ rất cao, họ xứng đáng có được một cuộc sống tương đối tươm tất so với mặt bằng chung của xã hội. Họ không phải bươn chải đến mức không còn thời gian cho cuộc sống riêng của mình.

Các bác sĩ ở chỗ tôi hiện không phải làm phòng mạch, thế nhưng họ không biết đến nghỉ trưa, thường xuyên phải ở lại sau giờ làm việc chính thức, về đến nhà cũng không được thoải mái nghỉ ngơi. Vì họ thường xuyên phải tư vấn cho bệnh nhân qua điện thoại khi bệnh trở nặng hoặc có dấu hiệu bất thường, ngay cả lúc nửa đêm.

Hiện nay, ở hầu hết cở sở y tế nhà nước và không ít cơ sở y tế tư nhân, đồng lương chính thức của các bác sĩ không thể nào đủ trang trải cho một cuộc sống ở mức tương đối tằn tiện. Có thể có một số bác sĩ có thu nhập cao nhờ moi móc tiền từ bệnh nhân, nhưng số này nếu có cũng không thể nhiều được.

Đa số họ phải lao vào phòng mạch, phải làm thêm ở nhiều phòng khám tư, bệnh viện tư khác nhau, phải “chạy sô” hết chỗ này đến chỗ khác để có thể có thêm thu nhập cho gia đình và cho bản thân.

Chúng ta hãy công bằng hơn khi nói về thu nhập của các bác sĩ. Chẳng có ai biếu bác sĩ 10.000 đôla bao giờ cả, cho dù bác sĩ có cứu cả gia đình họ hoặc đi khám chữa bệnh ở núi Mèo Vạc (Hà Giang) hay vàm nước Chắc Cà Đao (An Giang).

Đại đa số bác sĩ có thu nhập cao nước ta đều phải làm việc với thời gian và cường độ có thể nói gấp nhiều lần những người có thu nhập tương ứng ở nhiều ngành khác. Đồng tiền của các bác sĩ làm ra đều thấm đẫm mồ hôi, thậm chí có cả nước mắt trong đó.

Võ Xuân Sơn - VNE
Read more...

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Vì sao bác sĩ khó trở thành mẹ hiền !

00:53 0

Y khoa – Đừng đẩy nhau về hai thái cực

Chi phí y tế là vấn đề ưu tư rất lớn trong đại bộ phận người đi khám bệnh ở Việt Nam.Y tế Việt Nam được miễn phí cách đây lâu rồi. Vào bệnh viện, người bệnh không phải trả tiền, bác sĩ sẽ quyết định ai được chụp X quang, ai được gây tê để khâu vết thương, ai phải khâu sống. Lúc đó, bác sĩ như một ông Trời, quyền sinh, quyền sát. Chính vì vậy mà đòi hỏi thầy thuốc phải như mẹ hiền, công bằng, đầy ắp lương tâm.

Nhưng rồi nhà nghèo, lấy đâu ra cơm gạo mà nuôi đủ các con, rồi thì đâu phải “mẹ” nào cũng hiền. Còn nhớ cảnh các bác sĩ ngoại thần kinh mỗi người thủ cho mình một cái ống nghiệm, trong đó chứa mấy cây kim Long Well, loại kim luồn dùng một lần rồi bỏ, ngâm trong alcool, để làm mạch não đồ cho bệnh nhân. Nhiều chiêu được phát minh như mài kìm, cắt gọt đầu nhựa của kim, để có thể sử dụng được cả trăm lần. Có những lúc người ta toan tính quay lại thời kỳ chiến tranh, dùng nước dừa để truyền dịch.

Thế rồi Liên Xô sụp đổ, cả đất nước rơi vào hụt hẫng. Chỉ trong vài năm sau, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo. So với cái thời ăn bo bo, dân ta no hơn, ấm hơn. Dịch vụ y tế đã phải trả tiền, bệnh nhân không còn phải ngồi chờ cả đêm. Tất cả vết thương đều được gây tê khi khâu, xuyên tâm liên biến mất… Song song đó, bác sĩ không còn là ông Trời, tôi trả tiền, ông phục vụ. 3.000 đồng tiền công khám bệnh, 35.000 đồng tiền công mổ đại phẫu. Người ta trả công cho các bác sĩ như vậy và bảo: Hãy phục vụ đi.

Khi đòi hỏi phải phục vụ thì họ nhân danh cái nửa tên là thị trường, nhưng cái nửa mang tên định hướng lại đứng ra trả thù lao. Cái nửa mang tên định hướng của nền kinh tế bảo thầy thuốc phải như mẹ hiền. Một nền y tế rẻ mạt theo kiểu định hướng như vậy trong một xã hội điên cuồng chạy theo vật chất mang tên thị trường thì làm sao mà có hiệu quả cao, làm sao đòi hỏi phục vụ như Tây, như Mỹ được, vậy mà cứ so sánh.

Tôi không nhớ rõ thời gian, có lẽ khoảng năm 2003, một người Việt Nam đi sang Mỹ bị chấn thương gãy cột sống, được mổ cố định nẹp vít. Sau 3 ngày chi phí lên đến 105.000 USD. Không có tiền trả, người bệnh bị trục xuất về Việt Nam. Năm 2005, tôi được biết một trường hợp mổ u não tại Đại học Michigan bị biến chứng (sau đó được biết là do bệnh nhân ở giai đọan cuối của AIDS), mới có chưa đến 2 tuần với 3 cuộc mổ, chi phí đã lên đến trên 1 triệu đôla Mỹ.

Cái giá thực sự của y tế Mỹ: tổng chi phí cho một ca mổ ruột thừa: 55.029,31 USD, 2 giờ tiền phòng hồi tỉnh: 7.501 USD, tiền công mổ: 16.277 USD, công gây mê: 4.562 USD, công chích tĩnh mạch: 1.658 USD, thuốc và chi phí tiêu hao: 4.628,75 USD…

Với tiền công cho một ca mổ trung phẫu và các công kèm theo (gây mê, chích tĩnh mạch) như vậy, làm sao mà không làm vừa lòng người bệnh được. Còn cái xã hội nửa thị trường của chúng ta trong khi mọi thứ đều lên giá được, mọi thứ đều thị trường được, duy chỉ có chi phí y tế vì cái chữ "nhân đạo" là không được lên giá. Chẳng ai dám quyết định đưa chi phí y tế về gần với giá thực của nó, chỉ ra sức hô hào, bắt buộc nhân viên y tế phải như “mẹ hiền”.

Đồng ý là chi phí y tế ở Mỹ là quá cao, lợi nhuận của ngành y tế của Mỹ là quá lớn. Thế nhưng chi phí ở Việt Nam phải bằng 1/5, hay chí ít thì cũng 1/10 so với  nó thì mới hợp lý. Mọi người cứ hô hào bác sĩ Việt Nam phải nghiên cứu khoa học, phải có báo cáo tầm cỡ quốc tế… thời gian đâu mà làm. Mổ hàng vài trăm ca siêu phẫu mới được bồi dưỡng ngang bằng mổ một ca ruột thừa. Còn phải phòng mạch, cơm, áo, gạo, tiền… thì làm sao mà thống kê, mà báo cáo.

Ông bà ta có câu: “Có thực mới vực được đạo”, ông Marx cũng có nói “vật chất quyết định ý thức”, thế mà cái nền kinh tế thị trường định hướng theo ông Marx lại bảo là cứ làm mẹ hiền đi. Trong cơn bão chạy theo vật chất của cái xã hội thị trường, cái nửa mang tên định hướng ấy đang đè lên dạ dày và lương tâm của những nhân viên y tế, càng ngày càng bóp chặt trái tim của những “mẹ hiền”.
Võ Xuân Sơn - Vnexpress
Read more...

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Nhớ một bác sĩ tài hoa! - TS. BS. Nguyễn Minh Hải - trưởng khoa ngoại tiêu hoá BV Chợ Rẫy TPHCM đã mất cách đây 4 năm

08:57 0

Tôi xin mượn lời đoạn kết của bài “Bác sĩ nước ngoài học phẫu thuật nội soi tại Việt Nam” được đăng trên báo Sài Gòn giải phóng đúng vào ngày Thầy thuốc năm 2010 để chia sẻ về nhiệt huyết, lòng quyết tâm và tự hào của một người bác sĩ tài hoa trong ngành ngoại khoa Việt Nam: “Để có được những “lần đầu tiên” như thế, TS. Nguyễn Minh Hải lý giải, chính việc các bác sĩ được học tập chuyên sâu ở nước ngoài, cộng với sự khéo léo của người VN đã đem lại thành công bước đầu cho bộ môn phẫu thuật nội soi. TS Hải ví von: “Có lẽ người VN dùng đũa quen nên khi cầm 2 “cây đũa dài” để cắt, đốt bệnh phẩm trong người bệnh nhân rất thuần thục. Những điều đặc biệt này khiến các bác sĩ ở những nước có nền y học khá phát triển đã tìm sang VN học phẫu thuật nội soi nâng cao. Nhưng đó không phải là lớp học trao đổi, giao lưu như thường lệ mà người học phải tốn học phí để học kỹ thuật y học từ VN. Đó là cả một niềm tự hào…”.

Mờ sáng hôm ấy, đang vật vờ sau đêm mất ngủ, bỗng nhận được cuộc điện thoại từ Bệnh viện Chợ Rẫy báo tin bác sĩ Nguyễn Minh Hải – Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa đã ra đi, tôi cứ ngỡ bạn bè đùa giỡn, bởi lẽ cái dư âm của ngày Cá tháng tư tới hôm ấy vẫn chưa xa. Thế nhưng sau khi gọi điện thoại lại cho một số anh em trong khoa thì đúng là không ngờ thật, anh Hải của chúng tôi đã ra đi vĩnh viễn… Nhanh quá… đời người không thể nào biết được... Trước ngày anh mất độ 1 tuần, anh còn  điện thoại cho tôi hẹn gặp nhau ở Maryland vào giữa tháng 4/2010 tại Hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế, nơi mà anh có tới 2 bài báo cáo tham luận. Anh còn vô tư chia sẻ với tôi dự án thành lập Trung tâm đào tạo phẫu thuật nội soi mang tầm cỡ quốc tế tại Bệnh viện Chợ Rẫy đang được Bộ Y tế phê duyệt cùng biết bao dự định cho những kỹ thuật, phẫu thuật mới cần phải cập nhật ở nước ngoài để áp dụng cho Việt Nam. Vậy mà...
TS. Nguyễn Minh Hải - người đứng thứ 4  từ bên phải sang (hình chụp khi đi tham quan Bệnh viện & Đại học Tsukuba - Nhật Bản).
Tôi quen anh một cách tình cờ trong công việc cách đây khoảng 10 năm. Khi ấy, việc phẫu thuật nội soi cho các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, dạ dày, thực quản… ở Việt Nam còn rất mơ hồ và số ca được thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay bởi thiết bị hỗ trợ cho từng ca mổ được cho là quá tốn kém. Sau nhiều lần tham gia hội nghị, học tập ở nước ngoài, được tiếp cận với phương pháp phẫu thuật này, Nguyễn Minh Hải đã mạnh dạn áp dụng cho bệnh nhân ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Cùng với đó là việc phải chạy vạy tới từng hãng dược phẩm, từng công ty thiết bị y tế để xin tài trợ cho bệnh nhân, vì hầu hết những bệnh nhân của anh đều hết sức khó khăn, nhất là với phương pháp điều trị mới mẻ như vậy. Và những cố gắng của anh đã đem lại cuộc sống cho không ít người, đem lại niềm vui cho không ít gia đình... Những lúc cùng anh đi dự hội nghị ở nước ngoài hay đi mổ ở các tỉnh, sau những cuộc lang thang trò chuyện đến tận sáng, anh đã chia sẻ với tôi những tâm sự, những suy tư về ngành phẫu thuật nội soi ở Việt Nam. Mặc dù khi đó kỹ thuật này ở ta chưa theo kịp với các nước trong khu vực, nhưng trong suy nghĩ của anh, cuối cùng lúc nào cũng là câu: “Anh tin rằng 5 năm sau phẫu thuật nội soi ở Việt Nam sẽ đi đầu trong khu vực Đông Nam Á…”.

Anh đã từng nghĩ như thế, và đúng thật, chỉ 5 năm sau, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chính anh cùng với các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đồng nghiệp và thế hệ đàn em ở cái lầu 4 của bệnh viện này đã đào tạo được hơn 150 bác sĩ, phẫu thuật viên cho các nước: Australia, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thailand, Ấn Độ, Lào, Campuchia… Họ sang Việt Nam chỉ để học về phẫu thuật nội soi, điều mà trước đó không đâu và không ai dám nghĩ đến...

Đi sau nhưng về trước trong phát triển kỹ thuật mổ nội soi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể từ ca nội soi cắt túi mật đầu tiên vào năm 1987, phẫu thuật nội soi với sự can thiệp tối thiểu ngày càng trở thành nhu cầu và xu hướng ở hầu hết các trung tâm y khoa trên thế giới. Ở Việt Nam, đến năm 1993, phẫu thuật cắt túi mật nội soi được thực hiện lần đầu tại Khoa ngoại tổng quát của Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó đến nay, các kỹ thuật phức tạp, “khó nuốt” như cắt thực quản qua nội soi, cắt dạ dày và nạo hạch, cắt đại trực tràng lấy qua đường tự nhiên, lấy thận ghép… còn khá mới với một số nước nhưng ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân của Khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy đã được điều trị bằng phương pháp này. Thậm chí có vị bác sĩ nước ngoài sau khi chứng kiến ca mổ cắt toàn bộ đại trực tràng bằng nội soi, lấy bệnh phẩm qua đường hậu môn của kíp mổ do anh phụ trách đã phải thốt lên: “Đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến ca phẫu thuật như thế này…”.
Người đứng chính giữa phía trước (trong một buổi hướng dẫn cho sinh viên các nước trong lớp phẫu thuật nội soi).
Đã một năm trôi qua, những cuộc hội tụ anh em bác sĩ ở cái lầu 4 của Bệnh viện Chợ Rẫy vào mỗi chiều thứ bảy lại không có anh với cái dáng mảnh khảnh, hiền lành và những câu chuyện lúc nào cũng chỉ xoay quanh công việc và công việc… đến nỗi lúc nào cũng được mọi người nhắc nhở: “Không được bàn về công việc trong ngày nghỉ!”... và để đến lúc bên ly rượu, lại tha hồ được nghe anh kể về khoảng đời anh đi lính ở chiến trường K với bao gian truân, bao cách xử lý cấp thiết với thiết bị thiếu thốn chỉ để bảo tồn tính mạng đồng đội… nhưng cũng chính từ đó anh đã học được rất nhiều với đức tính kiên trực, mạnh dạn dám nghĩ dám làm và hết lòng tận tụy vì người bệnh…
Sáng hôm anh vừa mất, tại Nhà tang lễ của Bệnh viện Chợ Rẫy, biết bao đồng nghiệp như không tin vào sự thật và ai cũng thật sự bàng hoàng như lời của PGS.TS. Trương Văn Việt (nguyên Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy) đã rướm lệ và thảng thốt bên thi hài của một bác sĩ tài hoa mà bạc mệnh...
Tôi chợt thấy hụt hẫng như mất đi một điều gì sâu lắng nhất… Hôm sau đưa tiễn anh về nghĩa trang Đa Phước, con đường về của tôi bỗng thật dài, lòng bỗng buồn da diết. 49 tuổi qua thật nhanh, cuộc đời quá ngắn ngủi để yêu thương, làm việc và cống hiến với biết bao dự định cho tương lai!
… Chiều nay, một số anh em trong viện hẹn cùng nhau qua nhà anh chuẩn bị cho cái giỗ đầu tiên, bỗng thấy tâm trạng nặng nề đến lạ, cứ hụt hẫng, nằng nặng thật khó tả... Tôi không nghĩ mình lại có thể có cảm giác buồn đau đến thế. Loay hoay trên máy tính và mấy thùng đồ cũ, tôi tìm lại tất cả những tấm hình đã lưu giữ về anh trong những chuyến đi hội nghị trong và ngoài nước, đi mổ cùng anh ở các tỉnh thành trong cả nước… cách đây đã gần 6 năm rồi, để vào một ngăn riêng - Từng cái thẻ nhớ được đưa vội vào máy, rê con chuột cứ chơi vơi, đôi lúc chần chừ như lúng túng, cứ nhìn anh trong những tấm ảnh là tôi lại khóc. Tôi không nghĩ cảm giác mất đi một người bạn, một người anh, một người đồng nghiệp lại đau đến thế...      
  Ths.Bs. NGUYỄN ÐÌNH TUẤN - Sức khỏe đời sống

Vĩnh biệt Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Hải - Một chuyên gia phẫu thuật nội soi tài hoa. Nhận được tin nhắn “bác Hải khoa Ngoại tiêu hóa (TS-BS Nguyễn Minh Hải, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa - BV Chợ Rẫy) mất tối qua rồi”, tôi không thể tin vì BS Hải vừa tiến hành một ca phẫu thuật. BS vẫn làm việc bình thường, còn vui vẻ căn dặn anh em đủ điều trước khi ra về. Vậy mà BS lại ra đi đột ngột sau cơn nhồi máu cơ tim”, BS Hùng của khoa Ngoại tiêu hóa vẫn như chưa tin vào sự thật khi nói với chúng tôi.

10 giờ ngày 2-4-2010, khoa Ngoại tiêu hóa của BV Chợ Rẫy đã đông nghịt bệnh nhân như thường ngày nhưng cửa phòng Trưởng khoa vẫn im ỉm. Không khí lặng lẽ bao trùm lên buổi làm việc của các y bác sĩ, họ đã vĩnh viễn mất đi một người anh tài giỏi, bệnh nhân sẽ không còn thấy dáng đi tất bật của vị bác sĩ trưởng khoa.

Nếu không phải vào phòng mổ, anh Hải cũng chẳng chịu ngồi im một chỗ, cứ tất bật chạy tới lui thăm bệnh, lên lớp dạy... Nhưng từ đây hình ảnh đó không còn nữa”, một điều dưỡng nghẹn ngào nói. Và từ đây, BV Chợ Rẫy vĩnh viễn mất đi một BS giỏi, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngoại tiêu hóa.

Tại nhà vĩnh biệt của BV Chợ Rẫy, các bác sĩ, điều dưỡng không kiềm được nước mắt trước thi hài của người đồng nghiệp. Giới y khoa trong nước không thể quên lần đầu tiên BS Nguyễn Minh Hải giới thiệu cắt thực quản tạo hình bằng đại tràng trái qua nội soi giúp bệnh nhân có thể ăn uống qua đường miệng sau 20 năm nhịn ăn vì thực quản teo và tắc nghẽn. Giờ đây, người bệnh đã khỏe mạnh xuất viện còn người thầy thuốc ấy sẽ chỉ còn lại trong ký ức của nhiều người.

TS-BS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc BV Chợ Rẫy, xót xa nói: “BS Minh Hải vừa là một người bạn thân thiết, một đồng nghiệp đáng quý bởi tinh thần hăng say với nghề nghiệp, chịu khó học hỏi để nâng cao chuyên môn. Là một chuyên gia hàng đầu, uy tín của phẫu thuật nội soi trong nước lẫn quốc tế, anh đã góp phần đào tạo một đội ngũ bác sĩ kế cận vững về chuyên môn lẫn y đức”.

Người Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Minh Hải đã ra đi đột ngột khi anh còn hăng say với những dự định công việc còn dang dở, nhiều công trình nghiên cứu về phẫu thuật nội soi, dạy kỹ thuật nội soi nâng cao cho BS nước ngoài… BS Hải đã bao lần dùng “đôi đũa” nội soi giành lại sự sống khỏe mạnh cho người bệnh nhưng anh đã không chiến thắng được số mệnh của mình.

Xin vĩnh biệt người bác sĩ luôn tận tâm, tận tụy và tận hiến với nghề!

Báo SGGP (2/4/2010)
Read more...

Hội chứng “áo choàng trắng” và sự cố không có trong sách vở

08:32 0

Con người có sự đa dạng sinh học vốn có của nó nên nhiều khi trong hành nghề y, dược, mặc dù đã làm đúng quy trình, đúng bài bản... mà tai biến vẫn cứ xảy ra. Các quy luật và các nguyên lý trong sách vở không còn đúng khi áp dụng trên một số đối tượng người bệnh cụ thể.
Sự cố đầu giờ sáng

Mặc dù sự cố xảy ra đã lâu nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in trong đầu buổi sáng hôm ấy, ngày đầu tháng 3. Trời một chút ấm, một chút ẩm, lại thi thoảng có chút mưa rét khiến cho trong một ngày mà bạn cảm nhận rõ có sự xáo trộn thời tiết. Ngày ấy, tôi mới chỉ là một bác sĩ trẻ, được về y tế cơ sở để thêm kiến thức thực tế. Tỉnh công tác là tỉnh Hải Dương. Tôi vốn tính cẩn thận và chăm chỉ nên được bác trưởng khoa rất quý. Đi khám bệnh, bác hay lôi tôi đi. Đi điều trị, bác hay cho tôi bám càng và tôi luôn được tin tưởng.
Trong nghề y, mặc dù các thầy thuốc đã làm đúng quy trình, bài bản, song đôi khi nguy cơ tiềm ẩn từ phía người bệnh.
Trong nghề y, mặc dù các thầy thuốc đã làm đúng quy trình, bài bản, song đôi khi nguy cơ tiềm ẩn từ phía người bệnh.
Mới mở cửa phòng khám bệnh viện được ít thời gian, chừng mới 8h sáng, một nữ thanh niên bước vào. Chị này có một biểu hiện rất lạ. Mới vào đến phòng đã có cảm giác nhút nhát. Sốt cao, vì mặt chị nóng bừng. Tóc hơi rối, có lẽ do sốt bệnh nên cũng không quan tâm đến đầu tóc. Tôi nhớ mãi vì tôi còn rất trẻ, mặt non lắm nhưng chị lại gọi tôi bằng bác. Hơn thế nữa, chị lại có cảm giác rất hay rùng mình. Mỗi khi tôi chạm vào người chị để khám, chị đều nổi da gà. Chị bảo chị có máu buồn, nhưng tôi không tin chị nói thật vì không thấy chị ngọ nguậy mà chỉ thấy chị nổi da gà.

Sau 15 phút, khám xong. Hoàn thành hồ sơ y bạ, chị chỉ bị bệnh đơn giản là viêm họng cấp tính, còn các thể trạng khác hoàn toàn bình thường. Bác trưởng khoa chỉ định cho tiêm kháng sinh, dặn tôi phải thử phản ứng. Sau khi thử phản ứng 5 phút, tôi báo cáo bác trưởng khoa về kết quả, bác kiểm tra cẩn thận xác nhận phản ứng âm tính và ra chỉ lệnh tiêm. Đứng về phương diện sách giáo khoa thì đúng là không có phản ứng gì vì phản ứng tại chỗ tiêm rất nhỏ. Hoàn toàn đủ an toàn để tiêm. Nhưng ở bệnh nhân này có gì đó rất không ổn. Tôi cảm giác thế vì lần nào tôi chạm vào chị là chị lại sởn gai ốc lên. Chị bảo bình thường ở nhà, mỗi khi chị buồn cười đều thế.

Tiêm xong, lại không may có ngay ca cấp cứu. Bác trưởng khoa phải tức tốc đi ngay. Như mọi khi, bác lại lôi tôi đi. Nhưng tôi có cảm giác bất an và xin ở lại để theo dõi tình trạng của chị. Bác khẳng định là không sao vì đã thử phản ứng an toàn. Biết vậy nhưng tôi vẫn lo lắng và quyết định ở lại để theo dõi tình trạng người bệnh sau tiêm.

Sau khi tiêm chừng vài ba phút thì người chị tái xanh, chị kêu khó thở, hoa mắt, choáng váng và buồn nôn, còn da thì nổi da gà hàng loạt. Tôi nghĩ ngay tới tình trạng dị ứng thuốc (sốc thuốc). Mặc dù về mặt lý thuyết là rất an toàn rồi, tôi đã tiêm rất chậm, đã thử phản ứng an toàn rồi mới quyết định tiêm... vậy mà vẫn xảy ra biến chứng. Tôi vội đưa ngay chị tới phòng cấp cứu chuyên dụng kịp thời.
Bài học không quên
Sau lần đó, tôi cứ trăn trở mãi, mặc dù mình đã làm bài bản như sách viết, theo chỉ dẫn y tế thông thường nhưng vẫn có tai biến. Chúng tôi thường hay nói đùa với nhau là tai biến ngoài sách vở.
Điều đó cũng không có gì quá khó hiểu. Bởi thế giới con người có sự đa dạng sinh học vốn có của nó. Nhiều khi các quy luật và các nguyên lý không còn đúng khi áp dụng trên một số đối tượng người bệnh cụ thể. Mà trong trường hợp trên là một bài học đáng nhớ.

Nguyên nhân của tai biến ở trên là đã quá chủ quan với lý thuyết y học. Lý thuyết là nếu tiêm kháng sinh thì phải thử phản ứng. Nếu thử phản ứng mà an toàn thì tiêm sẽ an toàn. Chỉ cần pha thuốc, lắc nhẹ cho thuốc hòa tan hết và tiêm thật chậm là sẽ ổn. Song thực tế, có những người có cơ địa dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn muộn thì nó sẽ xảy ra sau đó một thời gian ngắn.

Chị bệnh nhân nọ là một người có phản ứng tâm lý sợ bác sĩ. Chị rơi vào hội chứng áo choàng trắng. Mỗi khi bác sĩ khám hoặc chạm vào người là chị rất sợ và lo lắng. Chính phản ứng tâm lý quá mức này đã gây ra phản ứng dị ứng quá mức đến muộn mà nhiều khi nó không phải là phản ứng dị ứng do thuốc.

Do vậy, dù đã thử phản ứng an toàn, đã tiêm chậm, những tưởng thế là xong. Nhưng thực ra, chị có nguy cơ tiềm tàng chỉ cần đến đúng mức độ thì sẽ xảy ra phản ứng. Nếu tôi cũng chủ quan và đi theo bác trưởng khoa thì sẽ không thể nào cấp cứu nổi. Vì làm sao phát hiện và cấp cứu kịp thời khi không có người theo dõi.

Bài học tôi rút ra, thiết nghĩ cũng là bài học chung cho mỗi chúng ta: Cần phải cẩn thận trên mỗi đối tượng người bệnh. Dù bạn có là bác sĩ lành nghề, bác sĩ giỏi hay bác sĩ giàu kinh nghiệm thì bạn vẫn không thể chủ quan mà hãy thận trọng, cụ thể, cẩn thận, tỉ mỉ trên từng người bệnh, nhất là khi người bệnh có những phản ứng dị thường kỳ lạ với việc khám và điều trị (ở đây là tiêm kháng sinh). Nếu bạn làm được như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tai biến y khoa cho người bệnh. Hãy vui lòng nán lại với người bệnh khi nào người bệnh cảm thấy ổn thì hãy ra về, đó là tâm niệm nghề nghiệp đúng đắn cho mỗi chúng ta.
suckhoedoisong

Read more...

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Con tôi chết do bác sĩ thiếu trách nhiệm?

01:02 0


Ngày 19-6, con tôi tên Nguyễn Minh Quang (8 tuổi) bị sốt. Vợ tôi đưa con đến khám tại phòng khám đa khoa nhi Nancy (TP.HCM) thì bác sĩ N. chẩn đoán cháu bị viêm amiđan, cho đơn thuốc về nhà uống và hẹn ngày 20-6 tái khám.

Đến ngày tái khám (20-6), bác sĩ N. chẩn đoán con tôi bị sốt ngày 3, hai amiđan to, đỏ... rồi kê toa thuốc và hẹn tái khám từ 16g-19g ngày 22-6.

Đến ngày 22-6, dù đã uống thuốc của phòng khám nói trên nhưng con tôi vẫn sốt cao nên khoảng 14g vợ tôi đưa cháu đến Bệnh viện Tai - mũi - họng TP.HCM kiểm tra. Tại đây, bác sĩ Th. chẩn đoán con tôi bị viêm họng, tim bẩm sinh rồi kê toa thuốc cho cháu về nhà uống. Gia đình tôi đã tin tưởng vào chẩn đoán của bác sĩ nên đưa con về nhà.

Thế nhưng đến 17g30 cùng ngày con tôi bị ngất xỉu, vợ tôi đưa con vào Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng trên đường đi cháu đã ngưng thở, ngưng tim. Tại phòng cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đã sốc điện và tim cháu đập trở lại nhưng vẫn không thở được. Cuối cùng cháu đã qua đời vì bị sốt xuất huyết ở giai đoạn cuối.

Vợ chồng tôi rất bức xúc trước cách khám bệnh thiếu trách nhiệm của các bác sĩ liên quan nói trên.

Một bạn đọc

Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh (giám đốc phòng khám đa khoa nhi Nancy) trả lời:

- Bác sĩ N. trong lần khám đầu tiên đã khám kỹ toàn thân cho bệnh nhi. Lần thứ 2, khi bệnh nhi tái khám bác sĩ N. đã khám và cho bệnh nhi làm xét nghiệm, nhưng kết quả xét nghiệm chỉ thể hiện bệnh nhi bị nhiễm trùng chứ chưa thể hiện mắc bệnh sốt xuất huyết.

Bác sĩ N. khám thấy amiđan của bệnh nhi to, đỏ nên đã chẩn đoán: viêm amiđan. Thời gian vàng để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết thường vào ngày thứ 3, thứ 4 của bệnh, nhưng khoảng thời gian này bệnh nhi lại không đến đúng chuyên khoa để được chẩn đoán đúng, mà gia đình tự đưa bệnh nhi đến Bệnh viện Tai - mũi - họng khám.

Th.S-BS Võ Quang Phúc (phó giám đốc Bệnh viện Tai - mũi - họng TP.HCM) trả lời: Trong ngành y có những bệnh lý diễn tiến nhanh và bất ngờ không lường trước được. Trường hợp của cháu Nguyễn Minh Quang, theo tường trình của bác sĩ Th., có viêm họng, viêm amiđan và tim bẩm sinh kèm theo.

Bác sĩ Th. có đề nghị cho bệnh nhi xét nghiệm máu nhưng người nhà cho biết đã có xét nghiệm trước đó và đưa ra kết quả bình thường nên bác sĩ lại càng nghĩ nhiều đến bệnh viêm họng hơn là sốt xuất huyết. Vì vậy bác sĩ đã cho toa thuốc về nhà và dặn mẹ cháu khi có gì bất thường thì đưa đến bệnh viện ngay.

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, ban giám đốc bệnh viện đã nhắc nhở các bác sĩ ngoài việc cho bệnh nhân làm các xét nghiệm cần thiết, nếu thấy sốt kéo dài còn phải hướng dẫn phụ huynh nhận biết về các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết và lưu ý các dấu hiệu, diễn tiến của bệnh để gia đình tự theo dõi, đến bệnh viện kịp thời và việc thử máu nhiều lần là cần thiết trong trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết.

TTO

Read more...