Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh Dưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Khuyến mãi lắp mạng internet FPT ngành Y tế

09:17 0
FPT Telecom khai chương trương trình lắp mạng internet FPT dành cho đối tượng là Y-bác sỹ-Nhân viên trong toàn ngành y tế. Với chương trình khuyến mãi này,nhân viên làm việc trong ngành y tế sẽ được giảm giá cước sử dụng trong 12 tháng.Ngoài ra khi nhân viên làm việc trong ngành y tế đóng trả trước 12 tháng sẽ miễn phí hoàn toàn phí lắp đặt và các chi phí khác với giá cước khuyến mãi +1 tháng cước háng thứ 13
Chú ý : Hiện tại FPT nâng cấp từ cáp đồng sang cap quang miễn phí với khách hang lap mang FPT ha noi va lap mang FPT Hai Phong chi tiet tham khao tai bang gia cuoc cap quang FPT
Vui lòng liên hệ : 0943.286.326 hoặc website trung tâm đăng ký internet FPT : adslvietnam.com

Đối tượng áp dụng khuyến mãi lắp đặt Internet FPT

Xem thêm L Lắp mạng Internet wifi FPT quận Ba Đình khuyến mãi với nhân viên y tế
  1. Bác sỹ công tác trong bệnh viên,trạm y tế
  2. Điều Dưỡng công tác trong bệnh viên
  3. Nhân viên công tác trong bệnh viện
  4. Học sinh,sinh viên y khoa (Có chương trình khuyến mãi riêng)

Thời gian áp dụng Khuyến Mãi

Chương trình khuyến mãi áp dụng trong 12 tháng. Sau thời gian 12 tháng ,Nhân viên cán bộ y tế sẽ có chương trình khuyến mãi riêng
Đặc biệt với nhân viên y tế,học sinh,sinh viên y khoa khi chuyển đổi từ nhà mạng khác sang sử dụng dịch vụ mạng internet FPT sẽ được cộng thêm tháng cước sử dụng
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng gọi điện tổng đài lắp mạng Internet FPT: 0943.286.326 hoặc truy cập website :Lắp mạng internet FPT để biết thêm thông tin chi tiết

Chú ý :Chương trình áp dụng với khách hàng đăng ký lắp đặt internet FPT tại Hà Nội


Chương trình áp dụng như sau
 Khuyến mãi lắp đặt Internet FPT dành riêng cho nhân viên cán bộ y tế
Gói dịch vụ Mega You Mega Me
Tốc độ Dowload 6Mbps 8Mbps
Tốc độ Upload 540Kbps 768Kbps
Cước Nguyên Giá 280.000 380.000
Cước Khuyến Mãi 250.000 350.000
PHÍ HÒA MẠNG BAN ĐẦU
Trả sau hàng tháng Modem WiFi 1 cổng 400.000 200.000
Modem WiFi 4 cổng 500.000 400.000
Trả trước 6 tháng Modem WiFi 1 cổng 200.000 0
Modem WiFi 4 cổng 300.000 200.000
Trả trước 12 tháng Modem WiFi 1 cổng 0 0
Modem WiFi 4 cổng 100.000 0
Khuyến mãi đặc Biệt

Read more...

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Loại trái cây có nhiều calo

01:12 0
Nhiều người ăn trái cây để tăng cường sức khỏe nhưng ít khi để ý trong mỗi loại trái cây có chứa bao nhiêu hàm lượng calo.

Theo các nhà dinh dưỡng, những trái cây giàu calo cũng được xem là một nguồn dồi dào năng lượng:

1. Chà là

Quả chà là bé xíu nhưng có thể cung cấp đến 281 calo. Vì quả có kích thước nhỏ nên bạn cũng có thể dùng từ 10-15 quả /ngày để tăng cường năng lượng.
note : lắp mạng internet FPT để lên mạng tìm thật nhiều hướng dẫn hơn nhé

2. Bơ

Ăn một quả bơ cũng giúp bạn hấp thu một lượng lớn calo (một quả bơ hình trái lê có thể cung cấp khoảng 190 calo). Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe như: kali, canxi, vitamin C, axit folic…

3. Chuối

Một quả chuối chứa 95 calo, vì vậy ăn chuối mỗi ngày không chỉ giúp bạn mạnh khỏe mà còn  tăng cường năng lượng để làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, chuối cũng là loại trái cây giàu protein và nhiều sinh tố A, B, C, D, E, các khoáng chất như: kali, phốt pho, sắt… giúp não khỏe, cải thiện tâm trạng, nhuận tràng phòng bệnh táo bón.

4. Hồng xiêm (còn gọi Sampoche)

Hồng xiêm cũng là loại trái cây thơm ngon, quen thuộc, bổ mát. Một quả hồng xiêm cung cấp khoảng 94 calo, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: kali, canxi, chất xơ, phốt pho…

5. Dâu tây

Một quả dâu tây nho nhỏ cũng chứa đến 77 calo. Bạn có thể ăn từ 20-30 quả/mỗi ngày cũng là cách giúp duy trì năng lượng cho cơ thể.

6. Lựu

Cung cấp hàm lượng calo tương tự như quả dâu tây, lựu còn mang lợi ích đặc biệt hơn vì có thể giúp bạn tăng số lượng tế bào hồng cầu.

7. Xoài

Trung bình một quả xoài chứa khoảng 70 calo. Đây cũng là loại trái cây ngọt được nhiều người ưa thích. Xoài có nhiều vitamin A, C, canxi, protein…

8. Cherry

Ngoài hàm lượng sắt, kẽm, canxi, và chất khoáng cao, cherry cũng là một loại quả giàu calo (khoảng 70 calo).

9. Vải

Mỗi quả vải chứa 61 calo. Vải có vị chua ngọt, nhiều nước và cùi trắng mềm bên trong giúp bạn duy trì năng lượng.

10. Mận

Mận có vị chua chua ngọt ngọt, mỗi quả chứa khoảng 56 calo. Vì kích thước nhỏ nên bạn có thể dùng từ 8-10 quả mận mỗi ngày.

Nguyệt Hương (Theo healthmad)
Read more...

Bảo quản dưỡng chất trong rau củ

01:10 0
Nấu nướng làm rau, củ mất đi nhiều dưỡng chất. Những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn giữ được chất dinh dưỡng của rau, củ trong quá trình chế biến.


1. Luộc

Luộc làm mất nhiều chất dinh dưỡng trong rau xanh nhất. Nhiều loại vitamin cũng như các dưỡng chất khác sẽ hòa tan vào nước. Lượng chất dinh dưỡng bị mất sẽ tùy thuộc vào thời gian luộc cũng như kích cỡ, trọng lượng của loại rau, củ. Thông thường, phương pháp này làm mất đi khoảng 75% vitamin C và folate, 70% thiamine, 65% vitamin B6, 55% niacin và natri, 35% vitamin A và phốt-pho.

Cắt rau, củ thành những miếng to hoặc giữ nguyên kích thước, hình dạng của chúng để luộc chính là cách tốt nhất để bạn giữ được dưỡng chất trong rau, củ. Ngược lại, thái thành nhiều miếng nhỏ sẽ làm rau củ mất chất nhiều nhất. Các loại rau dạng rễ củ như khoai lang, cà rốt và khoai tây có thể để nguyên củ, không gọt vỏ là những thực phẩm phù hợp với phương pháp nấu này.

2. Nướng

Sức nóng khô từ lò nướng sẽ phá hủy những dưỡng chất và vitamin thiết yếu, bao gồm vitamin C, B1... Sức nóng càng cao thì “khả năng tàn phá” chất dinh dưỡng càng lớn. Nướng rau, củ với thời gian dài cũng làm chúng mất chất nhiều hơn.

3. Chần
Muốn bảo quản lạnh rau củ, bạn thường chần chúng trước khi cho vào tủ đông. Quá trình này sẽ giết chết vi khuẩn và khử hoạt tính của một số loại enzyme có khả năng làm hỏng màu sắc, mùi vị hay độ săn chắc của rau, củ trong quá trình bảo quản.

Để hạn chế tối đa sự suy giảm chất dinh dưỡng trong cách nấu này, bạn nên cho rau, củ vào nước đá lạnh ngay khi vừa chần xong.

4. Hấp

Hấp là phương pháp nấu phù hợp nhất đối với rau củ vì giúp bảo quản được hàm lượng dưỡng chất dồi dào trong rau xanh. Hấp sử dụng ít nước và rau, củ cũng không chìm trong nước. Hơn nữa, đây là phương pháp nấu nhanh, thực phẩm bị đun nóng trong thời gian ngắn.

5. Nấu bằng lò vi sóngKể từ khi ra đời, lò vi sóng đã chứng minh được hiệu quả của chúng trong công việc nấu nướng nhờ vào tính đa năng và khả năng rút ngắn thời gian nấu đến mức tối đa. Nấu rau củ trong lò vi sóng sẽ giảm sự mất dưỡng chất.

Bí quyết bảo quản dưỡng chất ở rau, củ trong khi nấu:

Phần lớn chất dinh dưỡng sẽ được bảo tồn nếu bạn áp dụng một số bí quyết sau:

- Cắt rau, củ thành những miếng lớn hoặc giữ nguyên hình dạng của chúng.

- Đậy nắp nồi nhằm tránh sự thoát hơi của nước.

- Hạn chế lượng nước sử dụng.

- Chờ nước sôi mới cho rau, củ vào.

- Hạn chế thời gian nấu.

Hồng Xuân (Theo Brighthub.com)
(PNO)
Read more...

Ăn uống tránh tích lũy kim loại nặng

01:09 0
Sự ô nhiễm xảy ra khắp mọi nơi và ngay khi cả bản thân bị ngộ độc kim loại bạn cũng không rõ. Rất có thể những thói quen ăn uống không tốt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc này.

1. Thường xuyên ăn hải sản


Các loài cá, sò ốc là những thực phẩm dễ nhiễm kim loại nặng (thủy ngân, thạch tín) nhất. Nếu sử dụng hải sản trong 1 thời gian dài sẽ dẫn đến sự tích tụ các kim loại nặng và chất độc hại có hại cho sức khỏe.

- Mỗi ngày không nên sử dụng quá 1 loại hải sản, số lượng không quá 100g, nên ăn các loại hải sản nhỏ. Các loại hải sản lớn thường tích lũy nhiều chất gây ô nhiễm hơn. Đầu, da, ruột cá là những cơ quan thường tích lũy nhiều độc tố khi bị nhiễm các chất độc hại.

2. Thường xuyên uống thuốc bắc

Thuốc bắc ít có tác dụng phụ vì vậy nhiều người thường coi đó là thuốc bổ để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên một số loại thuốc bắc có tác dụng dùng độc trị độc như hùng hoàng (có asen) và chu sa (có thủy ngân),. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tích lũy thủy ngân và asen trong cơ thể.

- Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, xác định rõ thuốc có thích hợp với thể chất, trạng thái và triệu chứng bệnh không.

3. Thường xuyên ăn nội tạng động vật

Nội tạng động vật thường là nơi tích tụ kim loại nặng nếu thức ăn cho chúng có nguồn gốc không rõ ràng, bị ô nhiễm.

- Mỗi tuần chỉ nên ăn nội tạng động vật 1-2 lần, mỗi lần không vượt quá 50g. Khi sử dụng nên kèm với rau xanh và ngũ cốc thô để bổ sung chất xơ.

theo Dantri
Read more...

Bổ xung tinh bột

01:08 0
Vì đây là loại bột đường nhiều chất xơ, giúp chống táo bón, nuôi dưỡng vi sinh vật trong đường ruột, ngừa được ung thư niêm mạc ruột.

ảnh minh họa

ảnh minh họa
Trong ký ức của những người từng ăn cơm độn thì khoai, bắp, sắn là món “cực chẳng đã” mới phải ăn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì ngô (bắp), khoai là những món rất tốt cho sức khỏe.

BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM cho biết:

“Bắp chứa nhiều tiền sinh tố A và chất béo cần thiết cho cơ thể”. Bắp chứa nhiều chất xơ, những ai muốn giảm cân nên thay thế một phần tinh bột bằng bắp. Tại các chợ, siêu thị có bán hạt bắp dùng để nấu các món xúp bắp, bắp xào tôm, bánh bắp.

Bắp nguyên trái tươi có thể cắt khúc nấu canh, nấu lẩu cho món ăn vì vị ngọt thanh (người Nhật thường dùng bắp để nấu nước lèo), ở vùng thôn quê Việt Nam còn có món canh bắp nấu với rau mồng tơi, rau dền, rau bồ ngót... ăn rất ngọt và ngon.

Bắp nếp nấu chín, ăn với mắm sặc hoặc mắm linh trộn đường, thính, xả, ớt cũng là món nhiều người “ghiền”.


Theo BS Đào Thị Yến Phi – ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM thì:
Khoai củ nói chung cung cấp tinh bột cho khẩu phần hằng ngày. Tuy nhiên, đây là loại bột đường nhiều chất xơ, giúp chống táo bón, nuôi dưỡng vi sinh vật trong đường ruột, ngừa được ung thư niêm mạc ruột.

Trong khoai còn chứa nhiều sinh tố nhóm B giúp chuyển hóa tốt bột đường. Đặc biệt nhất, khoai cung cấp nhiều chất khoáng quan trọng như sắt, kẽm, đồng, magiê… Khoai còn chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể trẻ lâu.


Như vậy, tốt nhất mỗi tuần nên ăn từ hai – ba bữa khoai các loại, mỗi lần khoảng 150g. Nên ăn các món: khoai luộc (khoai lang luộc ăn cả vỏ rất tốt vì vỏ chứa nhiều sinh tố và khoáng chất), chè khoai lang nấu gừng, cà ri nấu với khoai (khoai lang, khoai tây) canh khoai lang nấu sườn non, canh khoai sọ nấu đậu, chả giò nhân khoai môn, xúp khoai tây nấu bơ và nước hầm gà, canh khoai từ nấu cua…

Có một món ăn rất tiện là khoai nướng, thường được bán trên xe đẩy những lúc tiết trời se lạnh.

Trong trường hợp muốn ăn khoai nướng ở nhà, bạn có thể nướng trong lò vi ba (chế độ nướng), món ăn cũng có hương thơm không kém nướng bếp than.


Các món ăn dân dã làm từ khoai cũng khá nhiều và ngon miệng như: khoai nướng, bánh khoai sọ nhân đậu xanh, chè khoai môn cà nhuyễn, bánh khoai mì...

Ăn khoai, bắp còn giúp giảm cân với điều kiện thay thế một phần tinh bột chứ không phải ăn thêm

Read more...

KHÔNG uống sữa đậu lành khi ăn trứng

01:07 0
Không chỉ tốt cho hệ tim mạch, cũng cần nói thêm là đậu nành có rất ít bột đường nên cũng có lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì hay tiểu đường.

Theo nghiên cứu thì sữa đậu nành có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa khả năng xơ cứng động mạch ở người lớn. Hàm lượng protein trong sữa đậu cao, có tất cả 8 loại axit gốc amin cần thiết cho cơ thể, rất tốt cho việc bồi bổ tăng cường sức khoẻ. Axit béo không bão hoà ở trong sữa đậu ngoài tác dụng ngăn không cho mỡ đóng tầng trong cơ thể còn có tác dụng làm đẹp da mặt.


Vitamin B1 trong sữa đậu có tác dụng chống bệnh phù thũng, kéo lùi thời điểm xuất phát nếp nhăn. Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có các công năng sau: Thanh nhiệt, thông tràng lợi tiểu, bổ hư nhuận táo.



Tuy sữa đậu là đồ ăn tẩm bổ cao cấp mà lại kinh tế, nhưng khi dùng vẫn phải chú ý một số điểm:

- Không được trộn cùng với trứng gà vì chất anbumin trong lòng trắng của trứng gà dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa đậu nành sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

- Không được pha với đường đỏ bởi axit hữu cơ trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong sữa đậu sẽ sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người, còn đường trắng thì không có hiện tượng này.

- Không được đựng sữa đậu nành trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài sẽ làm sữa đậu biến chất, gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ con người. Không nên uống quá nhiều dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, đi ngoài...
- Phải nấu kỹ vì trong sữa đậu nành có chất tripxin, nếu không chế biến kỹ khi ăn dễ gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
Theo Bee
(suckhoe&doisong)
Read more...

Những sản phẩm tuyệt vời từ mật ong

01:06 0
Mật ong, phấn ong, sữa ong chúa, keo ong… là những sản phẩm phong phú có tính năng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể đã được thừa nhận từ lâu.

Một thìa mật ong hòa vào bát sữa nóng sẽ làm dịu cơn đau họng; một đợt điều trị với sữa ong chúa hoặc phấn ong từ một số loài hoa sẽ tăng cường cho hệ miễn dịch; keo ong giúp loại bỏ chứng viêm mũi mạn tính. Những sản phẩm của ong có khả năng chữa bệnh tự nhiên, tính năng của nó đã được khoa học chứng minh. Nếu keo ong là sản phẩm chữa bệnh thì mật ong, sữa ong chúa và phấn ong rất tốt cho sức khỏe dưới dạng phòng bệnh. Chúng đều rất giàu các loại axit amin, vitamine, nguyên tố vi lượng và là các chất bổ sung thực phẩm tự nhiên tốt nhất, có khả năng phòng ngừa các chứng thiếu dinh dưỡng.


Mật ong dễ tiêu hóa, tăng cường chức năng bộ máy tiêu hóa, điều chỉnh chức năng tim và tăng cường chức năng miễn dịch.

Nên bổ sung mật ong vào chế độ ăn hàng ngày (một thìa canh mỗi ngày): phết lên bánh mì, hòa trong nước giải khát, pha với sữa chua…

Keo ong do các con ong thợ già tạo ra từ nhựa, chồi, lá cây. Năm 1994, các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn và kháng sinh của keo ong. Keo ong tấn công vào tất cả các dạng nhiễm trùng: tai – mũi - họng, trong khoang miệng. Keo ong còn có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh về da.

Sữa ong chúa là chất lỏng nhớt và có màu trắng đục, được tiết ra từ tuyến của những con ong thợ non để nuôi ong chúa. Sữa ong chúa kích thích toàn bộ cơ thể, điều hòa sản sinh adrenalin, tạo cân bằng cho hệ thần kinh, xua đuổi lo âu và cơn buồn ngủ. Tuyệt đỉnh trong các tính năng dinh dưỡng của sữa ong chúa là làm chậm quá trình lão hóa của các cơ quan và da.

Nên dùng sữa ong chúa khi còn tươi và dùng vào lúc đói. Có thể ngậm cho sữa ong chúa tan dần trên mặt lưỡi giúp hấp thụ được các hoạt chất tối đa.

Phấn ong do ong thu nhặt trong quá trình hút mật ong. Phấn ong kích thích cơ thể nhờ nhiều chất protein. Các axit amin có trong phấn ong tác động đến sự mệt mỏi thể chất và trí tuệ. Phấn ong có hàm lượng selen cao làm chậm lão hóa tế bào.

Dùng phấn ong tốt nhất ở dạng viên tự nhiên được sấy khô hoặc dạng tươi có bảo quản lạnh. Phấn ong kết hợp với sữa ong chúa là dạng thuốc bổ toàn diện do thiên nhiên ban tặng.

DS: Quang Huy (Bệnh viện Đống Đa - Hà Nội
Read more...

Protein và sức khỏe

01:06 0
Protein có vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta và hãy lên kế hoạch bổ sung cho cơ thể.

Protein có vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng là một phần trong các cấu trúc sinh học như các hormone, enzyme và các tế bào máu. Chúng cũng tạo nên tóc, da, móng tay của chúng ta và chúng cũng là thành phần quan trọng để tham gia vào việc tăng trưởng và phát triển của các mô.Cấu trúc của các protein thực phẩm quyết định chúng có đầy đủ hay không phụ thuộc vào khả năng sử dụng của chúng trong cơ thể.


Nguồn thực phẩm

Nguồn gốc của protein đến từ các nhóm thực phẩm sau:

Thịt và đậu: bao gồm các loại thịt, gia cầm, cá, hải sản, trứng, các loại hạt, đậu lăng, đậu khô và các loại thực phẩm từ chúng...

Sữa: bao gồm tất cả các loại sữa, phomát, sữa chua và các món tráng miệng làm từ sữa.

Ngũ cốc, rau quả cũng cung cấp một lượng protein khá lớn.

Axit amin

Protein được tạo thành từ một chuỗi các axit amin. Có 20 loại axit amin và trong đó có 9 loại thiết yếu. Chúng cần thiết vì cơ thể hoặc không thể sản xuất chúng hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu số lượng. Vì vậy cơ thể chúng ta phải cố gắng hấp thụ đủ chúng được bổ sung từ các thực phẩm từ sữa, từ các protein động vật, và như vậy chúng được coi là đầy đủ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó có những nguồn thực phẩm được coi là không đầy đủ protein như đậu khô, đậu lăng, hạt, ngũ cốc... Một ngoại lệ đậu nành được xem là hoàn hảo.

Quan niệm sai lầm

Trước kia, người ta tin rằng các loại thực phẩm thực vật cần thiết để kết hợp trong cùng một bữa ăn để cung cấp một lượng protein đầy đủ. Ví dụ như đậu vào gạo sẽ bổ sung protein. Tuy nhiên, một bài báo năm 2009 được công bố của “Tạp chí của Hiệp Hội dinh dưỡng Mỹ” nói rằng việc kết hợp các thức ăn thực vật trong ngày để cung cấp các axit amin thiết yếu là không cần thiết.

Cân nhắc

Tiêu thụ nhiều loại thực phẩm sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu protein và axit béo thiết yếu. Nếu cần thiết hãy đến gặp các chuyên gia để đảm bảo chất đạm và các vitamin và khoáng chất được hấp thụ cần thiết cho cuộc sống của mình, dù bạn là trẻ em, thanh niên, người mang thai, người già hay thậm chí cả vận động viên.

Tú Quyên
Theo Livestrong
(Vzone)
Read more...

Xử lí an toàn thực phẩm

01:05 0
Tiến sĩ Linda Harris, chuyên gia an toàn thực phẩm, và Tiến sĩ Christine Bruhn, chuyên gia tiếp thị thực phẩm tiêu dùng, cùng làm việc tại The Postharvest Technology Center, cung cấp các bước ngắn gọn cho việc xử lý an toàn của thực phẩm:

Tiến sĩ Linda Harris, chuyên gia an toàn thực phẩm, và Tiến sĩ Christine Bruhn, chuyên gia tiếp thị thực phẩm tiêu dùng, cùng làm việc tại The Postharvest Technology Center, cung cấp các bước sau đây cho việc xử lý an toàn của thực phẩm:


1. Dù là ở nhà hay ở tiệm tạp hóa, bạn hãy giữ cho trái cây và rau củ nằm tách biệt với thịt sống, gia cầm và thủy sản để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

2. Bạn hãy cất trữ vào tủ lạnh tất cả những thực phẩm tươi sống như trái cây và rau củ đã cắt rời, chuẩn bị ăn để giữ cho nó luôn tươi sạch.

3. Bạn hãy rửa sạch toàn bộ các loại trái cây và rau quả, kể cả những quả dưa hấu ngoại cỡ, đây là bước chuẩn bị đầu tiên, kế tiếp bạn hãy cắt bỏ những hư hỏng như vết bầm, mất màu, trước khi ăn.

4. Trước và sau khi xử lý trái cây và rau quả, bạn phải đảm bảo rằng khu vực làm việc và đồ dùng của bạn được sạch sẽ và bàn tay của bạn đã được rửa sạch bằng nước xà phòng nóng.

5. Rau quả nên rửa dưới vòi nước máy. Không nên ngâm chúng trong nước để tránh làm gia tăng cơ hội cho nhiễm bẩn chéo.

6. Bạn nên sử dụng tay hoặc bàn chải chà sạch, loại bỏ bụi bẩn khỏi các loại trái cây có vỏ như táo, dưa chuột và dưa hấu.

7. Lau khô hoa quả và rau sạch vừa rửa xong bằng khăn giấy dùng một lần.

8. Bạn không cần thiết phải rửa lại những thực phẩm đã được làm sạch và đóng gói sẵn sàng để ăn. Nếu bạn muốn rửa lại loại sản phẩm này, hãy thực hiện theo các hướng dẫn đính kèm. Luôn luôn rửa rau salad đóng gói sẵn dưới vòi nước chảy trước khi ăn.

9. Sau khi bạn cắt hoặc chuẩn bị, tất cả các loại trái cây và rau cải phải được làm lạnh ngay. Sau khi ăn, những phần rau quả còn thừa phải cất lại vào trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ.

(khoahoc.com.vn)


Read more...

Dinh dưỡng phòng ngừa loãng xương

01:04 0
Loãng xương hiện nay đang là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là phụ nữ. Hậu quả gãy xương hoặc gãy lún cột sống... do loãng xương thường khá nặng nề với sức khỏe người cao tuổi vì xương rất lâu liền, điều trị tốn kém, người bệnh phải nằm lâu ngày nên dễ bị bội nhiễm (viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét mục...), là gánh nặng cho người bệnh, gia đình và cả xã hội. Nhưng nhiều người không để ý đến một điều rất quan trọng để phòng ngừa loãng xương, đó là chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho một bộ xương chắc khoẻ ngày từ những năm đầu đời.


"Kẻ cắp thầm lặng"

Theo tổng kết của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, loãng xương là nguyên nhân của hơn 90% trường hợp người cao tuổi bị gãy xương sau những cú ngã nhẹ. Hiện tại Việt Nam, ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương và trên 150.000 trường hợp gãy xương do loãng xương.

Xương chắc khoẻ nhất ở thời kỳ đầu trưởng thành. Hàm lượng chất khoáng trong xương cao nhất ở tuổi 25, sau đó giảm xuống ở nữ vào tuổi mãn kinh và nam khoảng 52 tuổi. Tỷ lệ khối lượng giảm hàng năm thay đổi từ 0,5 đến 2% tùy theo từng người. Những người có chế độ dinh dưỡng cân đối và thói quen tập thể dục từ khi còn trẻ thì có ít nguy cơ bị bệnh này hơn vì xương vẫn duy trì khoẻ mạnh khi được vận động.
Hình ảnh xương bình thường và xương loãng do thiếu canxi.

Loãng xương là một căn bệnh diễn biến từ từ và không có triệu chứng rõ rệt, khiến người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh. Căn bệnh này được ví như "một kẻ cắp thầm lặng", từng chút một, đánh cắp đi các khoáng chất trong ngân hàng xương của cơ thể. Khi xương bị loãng, cơ thể sẽ mất đi một số lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ thể tích xương, làm độ đặc của tổ chức xương giảm đi. Các yếu tố có ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: Thiếu oestrogen (xuất hiện ở phụ nữ tuổi mãn kinh); thiếu hoạt động; hút thuốc lá; uống rượu; chế độ dinh dưỡng thấp, nhất là nghèo canxi.

Bệnh loãng xương gây gãy xương sau những va chạm rất nhẹ ở người cao tuổi, khi  xương bị gãy sẽ rất khó và rất lâu liền trở lại. Người bệnh phải nằm một chỗ, điều trị dài ngày trong bệnh viện, tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc và công sức của người nhà. Nguy hiểm hơn, khi phải nằm lâu để điều trị sẽ kéo theo nhiều biến chứng bất lợi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục ở các nơi tì, đè... có thể gây tàn phế suốt đời và giảm tuổi thọ của người bệnh.

Vai trò của dinh dưỡng phòng ngừa loãng xương

Việc điều trị bệnh loãng xương khó khăn và tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho xương chắc khỏe bằng cách bổ sung lượng canxi và vitamin D phù hợp trong suốt tuổi ấu thơ, tuổi dậy thì và trưởng thành.

Canxi:
Canxi cần cho tim, cơ bắp, và thần kinh để hoạt động bình thường và giúp máu đông. Thiếu canxi là nguyên nhân chính gây ra loãng xương. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, chế độ ăn ít canxi có liên quan đến khối xương thấp và tỷ lệ gãy xương cao. Do đó cần xây dựng những bữa ăn giàu canxi. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, tép (nhất là tôm, cua đồng), ốc, lòng đỏ trứng, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, vừng,... Ngoài ra cần chú ý lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên vừa phải, vì chế độ ăn nhiều đạm làm tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.

Nếu không ăn đủ canxi trong chế độ ăn, cần bổ sung thêm canxi. Lượng canxi bổ sung tùy thuộc vào lượng canxi hấp thu được từ thức ăn. Tất cả các dạng canxi đều được hấp thu như nhau khi dùng chung với thức ăn trừ khi người bệnh có vấn đề về đường tiêu hóa. Thuốc bổ sung canxi được hấp thu tốt hơn ở liều nhỏ (<=500mg) nhiều lần trong ngày.

Vitamin D
Cơ thể cần vitamin D để hấp thu canxi. Thiếu vitamin D sẽ không thể tạo đủ hormone calcitriol (dạng vitamin D có hoạt tính), dẫn đến không hấp thu đủ canxi từ thức ăn. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ lấy canxi từ nơi dự trữ là xương, làm cho xương bị yếu đi và ngăn chặn việc tạo xương mới.

Có 3 cách thu nhận vitamin D: qua da, từ thức ăn và từ thuốc. Vitamin D được hình thành một cách tự nhiên bởi cơ thể sau khi phơi nắng. Phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần là đủ để tạo được lượng vitamin D cần thiết. Các chuyên gia y tế khuyến cáo dùng mỗi ngày 400 - 600 IU vitamin D, từ thuốc hay thực phẩm giàu vitamin D như: lòng đỏ trứng, cá biển, gan và sữa bổ sung vitamin D.
Người cao tuổi nên tăng cường hoạt động ngoài trời để cơ thể tổng hợp vitamin D.

Cần ăn nhiều rau và trái cây, các thức ăn có chứa nhiều oestrogen thực vật như: giá đỗ, đậu nành, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi... cũng làm giảm mất xương và làm tăng chất khoáng trong xương.
Tóm lại, bệnh loãng xương có thể được phòng ngừa tốt bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời. Riêng ở phụ nữ sau khi mãn kinh, khi lượng oestrogen giảm loãng xương sẽ được phòng ngừa tốt nhất bằng liệu pháp hormon thay thế (nếu có chỉ định và điều kiện) kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện, vận động đầy đủ và hợp lý.
BS. Thu Lan
(Suckhoe&doisong)
Read more...

Tác dụng của củ cải trắng

01:03 0
Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.


Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt

Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.

1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết

tràng và ung thư trực tràng.

2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong

khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.

3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều

loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải

càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.

Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật

1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày

Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng

Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần

khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.

Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.

3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.

Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.

Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.

Dương Hằng

Theo health.sohu
Read more...

Thuốc từ thảo dược và gia vị

01:01 0
Trong thời gian gần đây, các giáo dân và ngay cả một số chuyên gia y tế cũng đã mạnh dạn hơn và tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Một trong số ấy là thuốc từ thảo dược, và nó không bí ẩn như bạn nghĩ. Chúng có thể là các loại thảo mộc và gia vị khác nhau... ngay trong bếp của bạn.


thuốc từ thảo dược và gia vị (1)

Những tiến bộ trong khoa học hiện đại đã mở đường cho các công ty dược phẩm để chế tạo ra nhiều loại thuốc cho các bệnh khác nhau. Phải mất rất nhiều thời gian, họ đã cố gắng thuyết phục mọi người rằng cách của họ là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các giáo dân và ngay cả một số chuyên gia y tế cũng đã mạnh dạn hơn trong việc tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Một trong số ấy là thuốc từ thảo dược, và nó không bí ẩn như bạn nghĩ. Chúng có thể là các loại thảo mộc và gia vị khác nhau... ngay trong bếp của bạn.


1. Lá/quả/vỏ cây nguyệt quế

Lá/quả/vỏ cây nguyệt quế có nhiều công dụng làm thuốc. Nguyệt quế được cho là hữu ích trong việc giảm lượng đường trong máu, cải thiện tiêu hóa và kích thích cảm giác thèm ăn, làm giảm đầy hơi và tiêu chảy, giảm viêm và nhiễm trùng dạ dày, ruột. Chúng cũng giúp lợi tiểu và giảm thiểu ói mửa, ra mồ hôi.

Quả của cây nguyệt quế có thể được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh sốt, cảm lạnh, hen suyễn, và viêm phế quản mãn tính. Những thành phần của cây nguyệt quế còn được sử dụng để băng bó vết thương hoặc vết loét. Dầu cây nguyệt quế có thể được sử dụng để làm thuốc mỡ bôi vết bầm tím và bong gân. Ngoài ra, vỏ cây có tác dụng giảm đau răng.

2. Hoa Cúc La Mã


Cúc La Mã là một loại thuốc an thần nhẹ có thể giúp điều trị chứng mất ngủ. Loại hoa này là có tính kháng viêm giúp giảm sưng đau, bệnh thấp khớp, và viêm khớp. Hoa cúc La Mã cũng có thể được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh và co thắt ruột. Nó có tác dụng giảm đầy hơi và có thể được sử dụng như là thuốc nhuận tràng nhẹ.




Trà hoa cúc cũng là một phương thuốc tốt cho bệnh viêm họng, sốt, cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, và các chứng đau nhức cơ thể. Ngoài ra, hoa cúc còn có thể được sử dụng như dầu gội đầu, một chất làm mềm da, làm dịu vết thương và bệnh trĩ, chất vệ sinh cho các chỗ viêm và bỏng.

3. Ớt

Ớt được nhiều người biết đến với công dụng đẩy nhanh sự trao đổi chất. Chúng cũng có thể giúp giảm đau do viêm khớp và bệnh zona khi sử dụng bên ngoài các khu vực bị ảnh hưởng. Capsaicin, thành phần hoạt chất của ớt, khi được hấp thu vào cơ thể khiến não giải phóng endorphin giúp giảm đau. Ngoài ra, ớt còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông, cải thiện tiêu hóa, và làm giảm chứng đầy hơi.

4. Quế


Quế được cho là phương thuốc hiệu quả cho các bệnh cảm lạnh, ho, và viêm họng. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Quế làm giảm các chứng đau đầu, buồn nôn và ói mửa. Nó có thể kích thích sự thèm ăn, tăng cường tiêu hóa, và làm giảm chứng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, và co thắt ruột.

Cinnamon

Y học dân gian đã sử dụng quế vì khả năng kháng viêm của nó, chống co thắt, và các đặc tính chống đông máu. Quế cũng giúp bạn có làn da đẹp và hơi thở thơm tho.

5. Rau mùi

Rau mùi có thể hỗ trợ trong việc giảm nhẹ chứng đầy hơi và trong điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, và kiết lỵ, cũng như làm giảm độ axit trong dạ dày. Nước rau mùi có tác dụng kích thích thận, lợi tiểu tốt và giúp giảm cholesterol trong máu. Hạt rau mùi có thể làm giảm lượng máu trong chu kỳ của phụ nữ.

Nếu bạn muốn có làn da đẹp, nước ép rau mùi sau đó với một ít bột nghệ là liệu pháp chữa mụn nhọt và mụn đầu đen, đồng thời dưỡng ẩm cho da khô. Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng rau mùi để làm giảm sự lo lắng và mất ngủ.

6. Tỏi

Tỏi có tác dụng cải thiện một cách tuyệt vời hệ thống miễn dịch của bạn. Nó có thể hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh hen suyễn và đường hô hấp. Tỏi giúp hạ huyết áp bằng cách làm giảm co thắt trong các động mạch nhỏ. Tỏi có tính kháng viêm, nên là một phương thuốc hiệu quả cho bệnh viêm khớp và thấp khớp.


Tỏi cũng có khả năng làm cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong ruột. Nó có thể giúp loại bỏ độc tố, kích thích lưu thông, và tái tạo máu. Tỏi tốt cho việc điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá và bệnh ecpet mảng tròn. Nó cũng có thể được sử dụng như một chất khử trùng để làm sạch vết thương bị nhiễm bệnh. Tỏi cũng được cho là một loại thuốc kích thích tình dục. (Còn nữa...)

Tác giả : Bình Dương (Dịch)
Read more...

Gạo màu giải đọc cho cơ thể

01:00 0
Không nhất thiết ngày nào cũng phải chén cơm gạo đỏ, gạo tím. Nhưng chục ngày trong tháng thay gạo trắng bằng gạo màu chính là biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể.

Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa 3 thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu.

Khéo hơn nữa, nhờ chất xơ mà ăn cơm không bị khó tiêu. Lá gan, trái thận nhờ đó khỏi mệt vì được nghỉ xả hơi thay vì phải làm công việc biến dưỡng cả ngày lẫn đêm.


Bệnh lý tăng

Đáng tiếc là từ khi có nhà máy xay gạo, hạt gạo tuy trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn nhưng lại đánh mất nhiều hoạt chất. Đáng nói hơn nữa là nhiều trường hợp bệnh lý trở thành nghiêm trọng từ khi chén cơm gạo trắng có mặt quá thường trên bàn ăn.

Do thiếu chất xúc tác biến dưỡng trong vỏ lụa của hạt gạo mà chất đường, chất mỡ trong khẩu phần đơn điệu có đủ điều kiện để trở thành đòn bẩy cho bệnh tiểu đường, xơ vữa mạch máu, thoái hóa ác tính… Nhiều nhà nghiên cứu đã không quá lời khi nghi ngờ gạo chà quá trắng là một trong các yếu tố dẫn đến nhiều căn bệnh "thời đại".
Biết cách dùng gạo còn vỏ lụa chứa anthocyanin để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như người hiểu chuyện làm ăn.

Chính vì thế mà ngay cả ở châu Âu, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với các món ăn chế biến đa dạng từ hột gạo còn nguyên vỏ lụa.

Lý do rất đơn giản: Bên cạnh tập thể sinh tố C, B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẽm, vôi, molybdan… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ miễn nhiễm, hoạt chất trong vỏ lụa của hạt gạo, cụ thể là tập thể anthocyanin, với tác dụng trung hòa độc chất ôxy hoá trong môi trường ô nhiễm, chính là lợi thế của hạt gạo còn giữ màu của thiên nhiên.

Thật tiếc nếu bỏ quên gạo màu

Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ về tác dụng bảo vệ vi mạch, chống lão hóa và nhất là ngăn hiện tượng ngẫu biến trong cấu trúc của tế bào, nghĩa là phòng ngừa ung thư, của anthocyanin.

Thầy thuốc ở nhiều nước phương Tây ắt hẳn có lý do chính đáng như cổ động dùng anthocyanin để phòng tránh biến chứng trong bệnh tiểu đường, trong điều trị hậu ung thư. Đáng tiếc vì nhiều thầy thuốc vẫn chưa đặt anthocyanin trong màu của hạt gạo, vào vị trí quan trọng trong phác đồ điều trị.

Ung thư đã không thể tung hoành ngang dọc đến thế nếu thầy thuốc trong nhiều chục năm qua nhất quán với quan điểm là bệnh có thể dự phòng nếu tìm cách trung hoà độc tính của chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên.

Thuốc nào vừa ngon, vừa thân thiết với người dân da vàng cho bằng chén cơm thơm phức? Tại sao lại tiếp tục đầu độc cơ thể đã mệt nhoài bằng hóa chất tổng hợp khi Huyết Rồng, Hắc Trân Châu, nếp Cẩm… đang chờ bàn tay nhà nghiên cứu của nhà khoa học và tri thức của thầy thuốc?

Quả thật vô cùng đáng tiếc nếu ngành nông xứ mình không đẩy mạnh việc nghiên cứu các giống lúa ít đường, nhiều đạm, dồi dào chất xơ và nhất là bọc kín bằng anthocyanin trong lớp vỏ lụa mang màu đẹp mắt.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng viết theo tư liệu nghiên cứu của
Kỹ sư Hồ Quang Cua, Sóc Trăng
(danviet)
Read more...

Lợi ích của rau Mùi

00:59 0
Được sử dụng trong nấu ăn hàng ngày, rau mùi (ngò) cũng là một trong những loại rau gia vị có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là tác dụng bảo vệ dạ dày và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Dưới đây là một số bài thuốc đơn giản từ cây rau mùi mà bạn có thể áp dụng để chữa các bệnh thông thường:




- Chữa chứng buồn nôn, kiết lỵ: Thêm một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi vào sữa tươi dạng lỏng để uống.

-  Chữa rong kinh: Dùng 6g hạt rau mùi đun sôi trong 500ml nước, sau đó thêm chút đường và uống khi nước còn ấm.

- Rau mùi có đặc tính kháng viêm. Do vậy cũng có thể dùng hạt rau mùi đun với nước để uống sẽ rất tốt cho những người có vấn đề về bệnh khớp.

- Trị mụn trứng cá và mụn đầu đen: Nước ép rau mùi trộn với bột nghệ. Rửa mặt sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt trước khi đi ngủ. Thảo dược này cũng rất tốt cho làn da của bạn.

Ngoài ra, uống nước ép rau mùi cũng tốt cho sức khỏe tim mạch vì nó có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt. Đây cũng là loại rau giúp ích cho việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích quá trình tiết insulin.

Nguyệt Hương (Theo The Times of India)
Read more...

Lợi ích của Vitamin D

00:58 0
Các nhà khoa học Canađa và Mỹ vừa công bố báo cáo về công trình nghiên cứu lợi ích của vitamin D đối với sức khỏe con người, theo đó loại vitamin này có thể giúp phòng chống các bệnh ung thư, tiểu đường và những căn bệnh kinh niên khác.


Báo cáo còn cho rằng mọi người cần uống vitamin hoặc các loại thuốc bổ sung khác bởi nguồn dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn thường không đầy đủ chất. Sữa tươi, loại thực phẩm phổ biến có nhiều chất dinh dưỡng, cũng chỉ chứa 100 IU vitamin D mỗi cốc. Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của vitamin D đối với nhiều loại bệnh từ thông thường đến nghiêm trọng như ung thư vú, ung thư ruột kết, các bệnh tim mạch, suy giảm khả năng miễn dịch, cảm cúm..., nhìn chung kết quả đều cho rằng bệnh nhân nên uống thêm vitamin D, có loại bệnh nên uống với liều lượng hàng nghìn IU mỗi ngày.

Mặc dù hiệu quả của vitamin D đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo không nên lạm dụng, đặc biệt khi trước đây có nghiên cứu còn cho rằng ung thư tuyến tụy là căn bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những người uống nhiều vitamin D.

(suckhoe-doisong)
Read more...

Thức uống làm đẹp da về mùa đông

00:57 0
Thời tiết khô lạnh mùa đông khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể chậm hơn, làn da dễ bị khô ráp. Tạp chí Prevention của Mỹ gần đây giới thiệu 3 loại thức uống rất hiệu quả trong việc bảo vệ làn da:

1. Sô cô la nóng


Nghiên cứu cho thấy rằng, nếu mỗi ngày phụ nữ uống 2 thìa canh chất flavonoid có trong bột cô ca, liên tục sau 12 tuần, làn da sẽ trở nên sáng đẹp một cách rõ rệt. Làn da sẽ không còn tình trạng bị thiếu nước, hệ thống tuần hoàn mạch máu cũng lưu thông tốt hơn.


2. Hồng trà (trà đen) vỏ quýt

Học viện Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Arizona Mỹ đã nghiên cứu ra rằng: trong khi ngâm trà, nếu cho thêm chút vỏ quýt ngọt có thể tăng hiệu quả phòng chống ung thư nói chung và ung thư da nói riêng.

3. Nước ép cà rốt

3 thức uống làm đẹp da mùa đông, Dưỡng da, Làm đẹp, thuc uong dep da, thuc uong lam dep da, thuc uong, nước ép cà rốt, hồng trà
1 ly nước ép cà rốt tươi, tương đương với 500 gram cà rốt, có chứa 22 miligram chất beta-carotene. Thực tế đã chứng minh chất có tác dụng chống ôxy hoá rất mạnh này có thể bảo vệ làn da không bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời.

(Theo Dân trí)
Read more...

Những sai lầm chăm sóc sức khỏe về mùa lạnh

00:55 0
Chăm sóc sức khoẻ không đúng cách trong những ngày trời trở lạnh không những làm giảm chất lượng sống mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virút… xâm nhập cơ thể gây bệnh. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến, được ghi nhận từ thực tế thăm khám bệnh.





Trời lạnh không nên uống nhiều nước?

Khi tập thể dục thể thao ngoài trời vào mùa lạnh vẫn nên mặc quần áo dài tay, đi giày, mang vớ…

Vào mùa lạnh cơ thể ít ra mồ hôi nên ta ít có cảm giác khát nước. Vì vậy dễ xảy ra tình trạng uống không đủ nước so với nhu cầu cơ thể. Thêm vào đó là tâm lý hạn chế uống nước để tránh đi tiểu nhiều lần, nhất là với những người già. Thật ra, dù trời lạnh hay nóng thì cơ thể mỗi người vẫn cần uống nước đầy đủ để bảo đảm cơ thể hoàn thành tốt các chức năng sinh lý. Nếu nước không được cung cấp đủ sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón... Hãy căn cứ vào màu của nước tiểu, nếu chúng có màu vàng là thiếu nước, cần bổ sung. Ngoài ra, cũng nên đa dạng hoá các loại nước uống như dùng nước đun sôi để nguội, nước trà, nước ép trái cây để tạo sự ngon miệng và duy trì đủ lượng nước cần thiết.

Hơ tay, chân lên quạt sưởi, bếp lửa… để ấm thân?

Cách này có thể giúp tay chân trở nên ấm hơn trong mùa lạnh. Tuy nhiên sự dễ chịu đó chỉ mang tính tạm thời khi còn ngồi cạnh bên quạt sưởi, bếp lửa… sau đó thì đâu lại vào đấy. Tốt nhất không nên chọn cách làm ấm này vì có thể khiến da tay, da chân khô nẻ, tê cứng, kém linh hoạt… do hiện tượng tụ máu. Thay vào đó, có thể xoa xoa hai tay vào nhau cũng cho tác dụng dễ chịu tương tự.

Mặc đồ thoáng mát ra ngoài tập thể dục?

Nhiều người có quan niệm khi tập thể dục sẽ khiến cơ thể nóng lên và ra rất nhiều mồ hôi, do đó không nên mặc áo dày, che kín người. Thực tế là mặc phong phanh sẽ khiến người tập rất dễ bị nhiễm lạnh khi cơ thể chưa kịp vận động. Vì vậy, nếu tập ngoài trời vào mùa lạnh, vẫn nên mặc quần áo dài tay, đi giày, mang vớ. Khi tập, cơ thể nóng lên, lúc đó có thể cởi bớt áo. Buổi sáng tập thể dục nên khởi động 15 phút trong nhà cho ấm người rồi mới mở hé cửa, đứng nép vào một bên cho gió lùa qua rồi mới đi ra, vừa tập vừa cởi bớt áo sau. Tập xong nên uống 200ml nước hãy nghỉ, điều hoà hơi thở. Không nên tắm nước lạnh ngay sau tập vì dễ cảm lạnh và xảy ra các tai biến. Ngưng tập ngay khi chóng mặt, thấy khó chịu, ra mồ hôi nhiều bất thường... Nếu bỗng dưng nhức đầu, có cảm giác quay, có hiện tượng quên, rối loạn cảm xúc... cần đi bệnh viện khám ngay.

Ăn nhiều rau quả tươi sẽ bị lạnh bụng?

Quan điểm này không đúng vì bổ sung vitamin hợp lý trong mùa lạnh là điều rất cần thiết. Do cơ thể ta không tổng hợp được vitamin nên rất cần cung cấp thông qua thức ăn, đồ uống, dược phẩm. Nhất là với người ăn kiêng, người mới qua cơn bạo bệnh, phụ nữ có thai... rất dễ bị thiếu vitamin nên càng cần bổ sung. So với nấu chín, rau quả tươi đương nhiên có nhiều vitamin hơn, cần thiết cho việc tăng cường sức đề kháng mùa lạnh như vitamin A, B, C (càrốt, cà chua, giá đậu, bí đỏ, bí xanh, ớt, cải xanh, cải bẹ, cam, chanh…)

Khi ngủ, trùm kín nguyên người để chống lạnh
?

Không ít người cho rằng trùm kín chăn từ chân lên tới đầu khi ngủ vào mùa lạnh thì khỏi sợ rét, ngủ sẽ ngon hơn. Đây là suy nghĩ chưa đúng vì khi trùm kín như vậy khí CO2 thở ra sẽ lẩn quẩn trong khoảng không bé nhỏ, số lượng mỗi lúc một nhiều, cộng thêm chất khí có hại cho cơ thể không phát tán rộng sẽ khiến khó thở, và thấy mệt khi tỉnh giấc. Đặc biệt với trẻ con sẽ rất dễ gây ngộp thở, suy hô hấp… Tốt nhất chỉ nên trùm kín chăn lên đến ngực hoặc cổ, nếu chưa ấm nên thay đổi chăn có độ ấm nhiều hơn, thay vì là kéo chăn lên phủ đầu.

ThS.BS Phan Thị Ngọc Vân
Giảng viên khoa y tế công cộng,
đại học Y dược TP.HCM
Read more...

6 Loại rau chứa nhiều vitamin

00:54 0
Rau lá chứa nhiều vitamin nhất phải kể đến các loại rau mầm và các loại rau họ nhà cải.
Rau xanh là một phần không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày. Thế nên, nếu hỏi một bà nội trợ cách chế biến từng món rau họ có thể trả lời vanh vách. Tuy nhiên, nếu hỏi loại rau lá nào nhiều vitamin nhất thì chưa hẳn ai cũng biết.


1. Rau mầm

Rau mầm chia làm hai loại: xanh và trắng được dùng khá phổ biến trong các món salad hoặc xào tái với chút dầu hào. Rau mầm chứa hàm lượng cao các loại vitamin, amino axit và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Trong mầm cải củ, hàm lượng vitamin C cao gấp 29 lần trong sữa, vitamin A  gấp 4 lần và hàm lượng canxi gắp 10 lần trong khoai tây.

Ngoài ra, loại mầm này còn có nguồn cung cấp dồi dào cartotene, chlorophyll, đạm dễ tiêu. Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, rau mầm có chứa các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.

2. Rau bina

Kết quả từ cuộc khảo sát hơn 15.000 đàn ông trong khoảng 12 năm cho thấy, những người thường xuyên ăn rau xanh mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ bị bệnh tim so với những người không ăn rau xanh.

Trong đó, rau bina được xem là loại đứng đầu có thể giúp duy trì trái tim ở trạng thái tốt nhất nhờ vào các chất lutein, folate, kali và chất xơ chứa trong loại rau này.

3. Bông cải xanh

Dồi dào beetacaroten và chứa những thành phần chống oxy hóa cực mạnh như sulphoraphane, indole, glutathion, quercétine, B-cartone, nhiều gấp đôi các loại vitamin A, B9, C so với cam, rau bina và chanh… bông cải xanh giúp củng cố hệ miễn nhiễm, ngăn ngừa các bệnh về tim, cải thiện thị lực, ngăn ngừa cảm cúm, viêm phế quản, bệnh Parkinson, lão hóa…


Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ giúp lọc gan và chuyển hóa trong ruột nhờ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là ung thư tá tràng.

Ngoài ra, các khoáng chất như canxi (28g/100g), magnesium, potassium, phosphor, sắt và acid folic cũng có tác dụng với những ai bị bệnh thiếu máu.

4. Cải xanh

Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, a-xit nicotic… và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để  bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.


Cải xanh có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm: thịt bò, thịt lơn, cua, tôm, mực… để chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh, lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp…

5. Rau muống

Rau muống có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp, vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn nhiều loại rau này.

Đặc biệt, theo Đông y, rau muống có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt nên dân gian thường dùng rau muống để phòng và chữa một số bệnh thường gặp: giải độc, giảm đường máu, chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da…

6. Cải thìa

Cải thìa chứa nhiều vitamin A, B, C trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau.


Bạn có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá này hằng ngày vì cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa một số bệnh ngoài da. Hạt cải thìa còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
(afamily)
Read more...

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Uống trà tự pha chế tốt hơn trà đóng chai

10:10 0
Nếu uống chè xanh hàng ngày vì lợi ích sức khỏe chống ôxy hóa, nên lưu ý rằng khả năng loại trừ bệnh tật chỉ giới hạn ở chè pha chế tại nhà, còn nước chè đóng chai không đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tiến sĩ Shiming Li, đồng tác giả của công trình nghiên cứu về chè, đồng thời là nhà hóa học về phân tích sản phẩm tự nhiên của WellGen Inc., một công ty công nghệ sinh học ở New Jersey, cho biết có khoảng cách rất lớn giữa quan niệm rằng uống chè tốt cho sức khỏe và tỷ lệ thực sự các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe – polyphenol – tìm thấy trong nước giải khát chè đóng chai.


“Phân tích của chúng tôi cho thấy tỷ lệ polyphenol trong nước chè đóng chai cực thấp. Sau nước, chè là loại thức uống được tiêu thụ rộng rãi thứ hai trên thế giới”, tiến sĩ Shiming Li cho biết.

Các bằng chứng khoa học cho thấy, polyphenol cùng các loại chất chống ôxy hóa khác trong chè có thể làm giảm nguy cơ ung thư, mắc bệnh tim mạch, cùng nhiều căn bệnh khác.

Như vậy, nếu muốn uống chè theo cách có lợi nhất cho sức khỏe hãy uống một tách chè nóng vừa pha trong ấm. Còn nếu uống chè thương mại đóng chai sẵn bạn sẽ hấp thụ một loại thức uống có chứa đường cùng hàm lượng rất nhỏ polyphenol.

Người ta tính rằng phải uống 20 chai nước chè đóng sẵn mới có tác dụng tương đương với một chén chè vừa pha trong ấm.

Đức Ngọc (Theo Times)
Read more...