Thứ Ba, 15 tháng 11, 2016

#

Singapore bảo vệ thực phẩm sạch bằng “cái đầu lạnh"

Các sản phẩm mang nhãn hàng “Made in Singapore” được đánh giá cao về chất lượng lẫn độ an toàn. Có được uy tín như vậy, Singapore đã trải qua thời kì “nếm mật nằm gai” trong việc quản lý với một thái độ nghiêm túc, năng động và cầu tiến. 

KEM DANH RANG COLGATE 


Mô hình trang trại thẳng đứng tại Singapore - Ảnh: Himalayan Times


Nông trại thẳng đứng lọc nước trước khi tưới

Tại hội nghị chuyên đề về nghị sự cách quản lý thực phẩm thông minh ở các thành phố tiên tiến, được tổ chức bởi Đại học Bicocca, đại học Edinburgh Napier, Anh, phần lớn các chuyên gia cho rằng bài học quản lý thực phẩm thông minh của Singapore đáng để các nước khác học hỏi.

Chính phủ Singapore đã tiếp cận các chương trình sản xuất thực phẩm bằng phương pháp quản lý năng động theo định hướng kế hoạch dài lâu, trên bốn nguyên tắc cốt lõi: đạt hiệu quả cao, làm việc với nhiều thị trường, đổi mới có phương pháp, liên kết cộng đồng với các bên liên quan.

Năm 2014, đất nông nghiệp ở quốc đảo này tuy chỉ chiếm ít hơn 1% tổng diện tích quốc đảo, với 700 ha đất bao gồm 117 trang trại nuôi cá ven biển, 5 trang trại gia cầm, 56 trang trại rau và 9 nông trại chăn nuôi cá trên đất liền, nhưng ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm sạch của Singapore được đánh giá cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, vượt trội so với các nước trong khu vực.

Vì sao quốc đảo Sư Tử có thể làm được điều mà nhiều nước khác trong khu vực không thể làm trong khi có lợi thế hơn về tài nguyên, khoán sản, diện tích đất nông nghiệp… Đó là vì từ năm 1995, Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và Thú y Singapore (AVA) đã quy định nghiêm về mức điểm an toàn thực phẩm.

AVA khen thưởng các công ty đạt chuẩn về chất lượng, có chính sách khuyến khích các công ty đưa công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất thực phẩm sạch.

Năm 2012, AVA phối hợp với các công ty Sky Greens tiến hành nghiên cứu việc canh tác nông nghiệp đô thị trong các nông trại rau thẳng đứng, được vận hành bởi hệ thống thủy lực, cung cấp đầy đủ ánh sáng, không khí và nước cho toàn bộ cây trồng.

Cây trồng ở đây được đảm bảo hoàn toàn sạch, vì nguồn nước được lọc trước khi tưới, riêng chất thải hữu cơ được ủ và tái sử dụng. Mỗi ngày, nông trại thẳng đứng này có thể cung cấp 1 tấn rau sạch, gấp 10 lần sản lượng canh tác theo kiểu truyền thống.

Tuy được bán ra với giá cao hơn 10% giá các loại rau nhập, nhưng nông trại rau này có độ tươi, ngon vượt trội, giúp mô hình gây tiếng vang lớn trên thế giới.

Xử phạt nặng, thay vì rút kinh nghiệm

Ngay từ đầu, chính phủ Singapore đã định hướng sự phát triển ngành thực phẩm trên thế cân bằng giữa chất lượng cuộc sống và nền kinh tế cạnh tranh, nhưng vẫn quan tâm đến môi trường sống người dân toàn quốc đảo.

Đó là lý do vì sao Singapore đặc biệt mạnh tay trong việc xử phạt các hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước, không một trường hợp nào được “thông cảm”. Singapore còn đưa ra một loạt các tiêu chuẩn gắt gao đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm nước ngoài nhập vào thị trường trong nước.

Điển hình vào năm 1999, trong khoảng thời gian phát dịch virus Nipah từ các nông trại chăn nuôi heo ở Malaysia. Hầu hết thịt heo sống từ Malaysia đều bị từ chối nhập khẩu vào Singapore.

Cơ quan chức năng cùng với chính phủ nhanh chóng làm việc với các nhà kinh doanh để tìm kiếm nguồn thịt heo khác thay thế. Chỉ trong thời gian vài tuần, thịt heo đã có mặt trở lại trên kệ bán khắp các siêu thị ở Sing dưới hình thức chuỗi thịt heo đông lạnh có nguồn gốc xuất xứ từ Úc. Để đa dạng nguồn hàng, cơ quan AVA còn tham khảo nhiều thị trường lớn nhỏ khác nhau ở 160 quốc gia.

Theo Channel News Asisa đưa tin ngày 23-12-2015, Cơ quan Môi trường quốc gia Singapore (NEA) tiến hành thanh tra hàng trăm ngàn điểm buôn bán thực phẩm, nhà hàng. Kết quả có đến 137 cửa hàng thực phẩm bị thu hồi giấy phép kinh doanh và 750 cơ sở khác bị trừ điểm trong danh sách, do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

AVA cũng ra thông cáo thu hồi những chai nguyên liệu trà sữa Chun Cui He của Đài Loan ra khỏi các chuỗi cửa hàng bán lẻ 7-Eleven vì chứa chất cấm, buộc chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Singapore ngưng bán sản phẩm này kể từ ngày 22-08-2016, theo Straits Times.

Lý do là vì loại trà sữa này kèm chất phụ gia L-theanine, không có tên trong danh sách phụ gia được phép dùng theo quy định an toàn thực phẩm Singapore, mặc dù một số nước khác như Mỹ và Nhật vẫn cho phép.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét