Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyenkhoa_tietnieu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chuyenkhoa_tietnieu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Bệnh suy thận cấp

15:04 0

Suy thận cấp là một hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp trong hồi sinh cấp cứu. Gọi là suy thận câp khi creatinine trong huyết thanh tăng 50% hoặc lọc cầu thận giảm 50% so với trị số cơ bản (baseline).

Nguyên nhân và sinh lý bệnh

Có ba nhóm nguyên nhân gây suy thận cấp: suy thận trước thận, tại thận và sau thận.

1. Suy thận cấp trước thận

Các nguyên nhân giảm thể tích máu nội mạch làm giảm tưới máu thận như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, thiếu nước do mọi nguyên nhân. Trong tình trạng sinh lý bình thường, khi thể tích lưu thông giảm, các thụ thể cảm áp (baroreptors) ở xoang động mạch cảnh và ở tim được họat hóa làm tăng họat động của hệ thần kinh giao cảm, hệ thống renin-angiotensin-aldosterone và tiết argininevasopressine (AVP-trước đây gọi là antidiuretic hormone) mà hậu quả là co mạch ở những vùng không chủ yếu để bảo vệ các bộ phận chủ yếu là tim và não. Khi tưới máu thận giảm, cơ chế tự điều chỉnh (autoregulation) của thận cùng với prostaglandins và prostacyclin làm giãn động mạch tới vi cầu (afferent arterioles).

Trong khi đó angiotensin II làm co động mạch rời vi cầu (efferent arterioles). Kết quả là áp suất trong cầu thận được duy trì do đó duy trì lọc cầu thận. Cơ chế tự điều chỉnh có tác dụng tối đa khi áp huyết động mạch trung bình (mean arterial blood pressure) ở vào khoảng 80 mmHg, khi áp huyết hạ dưới mức này cơ chế tự điều chỉnh không còn hữu hiệu nên lọc cầu thận giảm, gây ra suy thận trước thận.


Hệ thống lọc của thận

Những người lớn tuổi và những người có bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch, tiểu đường, nhậy cảm với tình trạng hạ huyết áp hơn người thường. Một số thuốc cản trở sự vận hành của cơ chế tự điều chỉnh tuần hoàn trong cầu thận như các thuốc ức chế sự tổng hợp prostaglandin (thuốc chống viêm không steroid) hoặc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể angiotensin II tăng nguy cơ suy thận ở người mà tưới máu thận giảm.

2. Suy thận cấp tại thận

Nhiều bệnh tổng quát gây tổn thương tại thận làm giảm lọc cầu thận. Các tổn thương có thể ở ống thận, cầu thận, mô kẽ, và mạch máu thận. Tổn thương ống thận thường do thiếu máu cục bộ (ischemia) hoặc do chất độc với thận. Thiếu máu cục bộ có thể do xuất huyết, trụy mạch, sốc nhiễm trùng. Chất độc với thận có thể là hóa chất, kháng sinh như aminoglycosides, acyclovir, chất cản quang hoặc chất độc nội sinh như hemoglobin và myoglobin.

Nếu tưới máu thận tiếp tục giảm các tế bào ống thận sẽ bị hoại tử làm cho suy thận cấp trước thận có tính chất cơ năng trở thành suy thận cấp có tổn thuơng cơ thể gọi là hoại tử ống thận cấp. Hoại tử ống thận cấp tiến triển qua ba giai đọan: giai đọan khởi đầu, giai đoạn duy trì và giai đoạn phục hồi. Sau biến cố đầu tiên gây tổn thương ở thận, lọc cầu thận giảm trong một đến hai tuần sau đó dần dần hồi phục. Hiện nay chưa có cách nào làm cho thận phục hồi nhanh hơn do đó cần ngăn ngừa hoại tử ống thận cấp như hồi sức tích cực, tránh các chất độc với thận.

Viêm cầu thận cấp thường có biểu hiện tổng quát như sốt, nổi ban, đau khớp, do nhiễm liên cầu trùng hoặc hồng ban đỏ (lupus erythrematosus) hoặc các bệnh hệ thống khác. Bệnh nhân thường tiểu ra máu, trong nước tiểu có trụ hồng cầu, và chất đạm (protein). Viêm mô kẽ cũng có thể gây suy thận cấp.

Viêm thận kẽ cấp có thể do dị ứng với thuốc, bệnh nhiễm trùng, bệnh thâm nhiễm (infiltrative diseases). Triệu chứng của viêm thận kẽ có thể gồm sốt, nổi ban, tế bào ái toan tăng trong máu và nước tiểu….

Các bệnh mạch máu gồm cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn. Các bệnh mạch máu nhỏ thường thể hiện bằng thiếu máu tán huyết do bệnh vi mạch và suy thận cấp do nghẹt hoặc tắc các mạch máu nhỏ. Các bệnh mạch máu lớn thường sẩy ra ở người lớn tuổi do hẹp hoặc tắc động mạch thận, huyết khối do rung nhĩ, hoặc bóc tách động mạch chủ cấp tính (acute dissection).

3. Suy thận cấp sau thận

Tắc nghẽn hoặc chèn ép đường dẫn nước tiểu cũng gây suy thận cấp. Các nguyên nhân có thể là tiền liệt tuyến lớn, u bướu, hoặc sạn…Cần tìm các nguyên nhân cơ học để lọai bỏ hầu phục hồi chức năng thận. Siêu âm là một phương tiện dễ dùng, không độc hại giúp chẩn đoán sự ứ nước tiểu do nguyên nhân cơ học.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử giúp tìm nguyên nhân có thể gây suy thận cấp, thăm khám lâm sàng tìm dấu hiệu suy thận và nguyên nhân. Một số trường hợp được phát hiện do theo dõi hàng ngày ở những bệnh nhân nặng trong bệnh viện. Cần xét nghiệm bổ túc để đánh giá tình trạng và phân biệt chẩn đoán.

* Nước tiểu lấy ở phòng cấp cứu, trước khi truyền dịch hoặc cho thuốc có giá trị chẩn đoán phân biệt. Nước tiểu bình thường trong suy thận trước thận, ngược lại thường có trụ hạt nâu, tế bào biểu mô và trụ biểu mô trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ trọng nước tiểu trên 1.020 trong suy thận trước thận, dưới 1.020 trong hoại tử ống thận. Lượng sodium thấp dưới 20 mEq/L trong suy thận trước thận, cao trên 40 mEq/L trong hoại tử ống thận cấp. Phân suất thải sodium (Fractional Excretion of Sodium–FE Na) là một chỉ dẫn tốt để phân biệt suy thận trước thận và suy thận do hoại tử ống thận,  FE Na dưới 1% trong suy thận trước thận, trên 2% trong hoại tử ống thận cấp. Osmolality của nước tiểu dưới 450 mosmol/L trong hoại tử ống thận, cao trên 500 mosmol/L trong suy thận trước thận phản ảnh tác dụng của kích thích tố kháng lợi niệu (antidiuretic hormone-AVP) do tình trạng thiếu thể tích trên ống thận bình thường. Thể tích nước tiểu thấp trong suy thận trước thận vì thận bình thường giữ lại nước và sodium, ngược lại có thể thấp hoặc bình thường trong hoại tử ống thận cấp. Tỉ số Creatinine trong nước tiểu và máu cao trên 40 trong suy thận trước thận vì trong tình trạng thiếu nước ống thận còn nguyên vẹn tái hấp thu nước nên creatinin tập trung cao trong nước tiểu, ngược lại tỉ số này thấp dưới 20 trong hoại tử ống thận. Cần lưu ý rằng các chỉ số trên không có giá trị khi bệnh nhân đã có bệnh thận từ trước vì khả nặng cô đặc nước tiểu vốn đã bị rối lọan. Trong trường hợp này có thể thử truyền một lượng dịch để theo dõi sự đáp ứng nếu nghi ngờ bệnh nhân bị thiếu nước.

* Các dấu sinh học mới

Lipocalin trung tính liên hệ với gelatinase (Neutrophil gelatinase-associated lipocalin-NGAL) có tác dụng bảo vệ và giúp sinh sản tế bào ống thận thể hiện mạnh mẽ sau khi thận bị thiếu máu cục bộ (renal ischemia). Một nghiên cứu dựa trên 71 trẻ em đưoc điều trị bằng tim-phổi nhân tạo (cardiopulmonary bypass) cho thấy rằng nồng độ của NGAL 50µg/L trong nước tiểu 2 giờ sau điều trị là chỉ dẫn của tổn thương thận với độ nhậy 100%, độ chuyên biệt 98%. Các dấu sinh học khác đã được khảo sát là nồng độ Cystatin C trong hyết thanh, Phân tử Tổn thương Thận-1 (Kidney Injury Molecule-1, KIM-1) và interleukin-18.

Xử trí

Bệnh nhân cần được thăm khám toàn diện và theo dõi sát về tri giác, hô hấp, tuần hoàn, sinh hiệu, lượng nước xuất nhập, chức năng thận và chất điện giải. Cần tìm và điều trị nguyên nhân gây suy thận cấp. Cần ổn định tình trạng tim mạch, cân bằng nước và chất điện giải tránh dùng các thuốc độc với thận. Dinh dưỡng chủ yếu dựa vào carbohydrates, hàm lượng đạm trong phần ăn cần được quân bằng ở mức 0.6g/kg/ngày.  Chỉ dùng sodium bicarbonate khi có toan chuyển hóa nặng với pH dưới 7.2 hoặc bicarbonate dưới 10-15 mEq/L. Potassium dưới 6 mEq/L có thể kiểm soát được bằng cách điều chỉnh chế độ ăn. Khi triệu chứng và rối lọan điện giải không kiểm sóat được bằng điều trị bảo tồn cần lọc máu thay cho thận. Có thể lọc màng bụng hay thận nhân tạo tùy từng trường hợp và tùy điều kiện tại chỗ. Chỉ định lọc máu thay cho thận gồm: toan huyết, rối lọan điện giải không kiểm soát được bằng thuốc, thể tích quá tải, BUN trên 100mg/L, chảy máu, viêm màng ngoài tim, bệnh não.

Một số thông tin mới

* Tác dụng của acetylcysteine: Các nghiên cứu chứng tỏ rằng acetylcysteine 600 mg uống hai lần mỗi ngày một ngày trước và trong ngày làm các thủ thuật X quang với chất cản quang có thể giảm được tỉ lệ phát bệnh (incidence) của suy thận cấp.

*Dopamine: Các nghiên cứu cho thấy rằng dopamine truyền tĩnh mạch 2mcg/kg/phút không có tác dụng ngăn ngừa suy thận cấp mà lại có thể gây rối lọan nhịp tim.

*Lợi tiểu tác dụng trên quai Henle: Nghiên cứu cho thấy lợi tiểu không có lợi mà lại làm tăng tỉ lệ tử vong và làm chậm sự phục hồi chức năng thận.

*Sodium bicarbonate: Một nghiên cứu dựa trên 119 bệnh nhân cho thấy truyền dung dịch bicarbonate trước khi tiêm chất cản quang giảm nguy cơ suy thận do chất cản quang.

Dự hậu

Tỉ lệ tử vong chung của suy thận cấp là 50%, không thay đổi đáng kể trong 30 năm qua. Thông thường bệnh nhân không chết vì suy thận cấp nhưng chết vì bệnh căn bản gây suy thận. Tỉ lệ tử vong thay đổi tuy theo nguyên nhân: 15% trong nhóm sản khoa, 30% trong nhóm nội khoa, 60% ở những bệnh suy thận do chấn thương hoặc sau các giải phẫu lớn. Thiểu niệu (nước tiểu dưới 400ml/ngày), creatinine trên 3mg/dl khi nhập viện là các chỉ dẫn xấu. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở người lớn tuổi và có bệnh của nhiểu bộ phận. Phần lớn bệnh nhân phục hồi đủ chức năng thận để sống bình thường, 50 % có những thay đổi về chức năng thận nhưng không có biểu hiện lâm sàng và 5 % không hồi phục, cần tiếp tục điều trị bằng lọc thận hoặc thay thận.

Theo megafun.vn
Read more...

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Ghép thận cho người bị cắt 2 quả thận

06:52 0

Sáng 15-12, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã tổ chức họp hội đồng chuyên môn về việc “bệnh nhân bị cắt 2 quả thận”.

Bệnh nhân Hứa Cẩm Tú

Mục đích chính của cuộc họp chuyên môn này là đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, trước mắt bệnh nhân sẽ được chạy thận định kỳ và chăm sóc đặc biệt theo chế độ bệnh lý, miễn phí toàn bộ viện phí và chi phí chạy thận, chờ có nguồn thận phù hợp bệnh nhân sẽ được ghép thận, chi phí ghép thận sẽ được bệnh viện vận động từ nhiều nguồn. Sau khi bệnh nhân ổn định, việc bác sĩ sai chỗ nào hay xử lý kỷ luật thế nào sẽ được giải quyết cụ thể theo Luật khám chữa bệnh.

Tham dự cuộc họp có ban giám đốc bệnh viện; PGS-TS Vũ Lê Chuyên - chủ tịch Hội Thận tiết niệu Việt Nam, phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân TP.HCM; tiến sĩ Đàm Văn Cương, trưởng khoa y Trường đại học Y dược Cần Thơ; bác sĩ Lê Quang Dũng, trưởng khoa tiết niệu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ.

Kết luận của hội đồng chuyên môn về trường hợp bệnh nhân Hứa Cẩm Tú bị cắt hai quả thận, PGS-TS Vũ Lê Chuyên cho biết: Bệnh nhân vào viện vì thận trái ứ nước rất to, có sỏi gây mất chức năng, chỉ định phẫu thuật bỏ thận trái là đúng. Nguyên nhân dẫn đến sự cố trong lúc phẫu thuật là do lỗi nhận định ban đầu của bác sĩ, cả kíp mổ không biết đây là thận móng ngựa.

Hình ảnh CT scanner ban đầu có một số phim thấy hình ảnh thận móng ngựa, nhưng bác sĩ đọc phim chẩn đoán không được và cả bác sĩ phẫu thuật vào mổ cũng không biết trước bệnh nhân có thận hình móng ngựa, vì đây là dị dạng rất hiếm gặp. Chính vì vậy trong cuộc mổ đã xảy ra chảy máu và biến chứng ngoài dự đoán. Bác sĩ bắt buộc phải mổ hở ra và cắt thận cầm máu.

Cũng trong sáng 15-12 bác sĩ Lê Quang Võ - giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ - cho biết đã có người liên hệ với bệnh viện tình nguyện đăng ký hiến thận cho chị Hứa Cẩm Tú.

Read more...