Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

#

Thực phẩm cần kiêng kị ăn cùng thịt

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh chỉ ra những thực phẩm cần kiêng kị khi ăn với thịt lợn để tránh tổn hao khí huyết, nguy hại sức khỏe.

Những lợi ích sức khỏe tuyệt vời mà thịt lợn mang lại

Thịt lợn là một loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình.

Theo Đông y, thịt lợn bổ hư, bổ gan huyết, tăng cường khí lực, làm mềm mượt da, là một nguồn chất đạm, sắt, kali dồi dào cùng nhiều loại axit amin rất cần thiết cho cơ thể.

KEM ĐÁNH RĂNG COLGATE

Theo Hội tim mạch - phổi - máu Hoa Kỳ, 80g thịt lợn - kích thước tương đương với một bộ bài là đủ cho một người lớn ăn mỗi bữa, đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. 80g thịt lợn cung cấp cho bạn 137 calo và 4g chất béo.

Tương tự với thịt lợn, một chiếc ức gà 3 lạng sẽ cung cấp cho cơ thể 140 calo và 4g chất béo.

Với 80g thịt lợn, nam giới đã được cung cấp 43%, phụ nữ là 52% lượng protein được khuyến cáo mỗi ngày.

Chúng ta đều biết, protein được tìm thấy trong mọi tế bào của cơ thể, góp phần xây dựng cấu trúc và bảo trì các mô.

Chúng cung cấp thông điệp giữa các tế bào, tạo nên sự liên kết, giúp co cơ và đóng góp vào quá trình trao đổi chất.

Ví dụ như giúp các hemoglobin vận chuyển oxy - chất quan trọng được hình thành từ protein bao gồm các kháng thể, enzym và một số hormone.


Thịt lợn cũng rất giàu vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tạo ra các tế bào máu đỏ bình thường và sản xuất dẫn truyền thần kinh.

Vitamin B6 và vitamin B12 trong thịt lợn loại bỏ homocysteine bằng cách chuyển đổi nó thành các chất có lợi. 80g thịt heo cung cấp 25% lượng vitamin B12, 47% niacin được khuyến cáo mỗi ngày.

Không chỉ có vậy, thịt lợn cũng rất giàu kẽm. Kẽm rất cần thiết cho việc tạo ra các tế bào mới. Ai cũng cần kẽm để cơ thể hoạt động bình thường, nhưng loại chất này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai.

Kẽm giúp hình thành cấu trúc của protein và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Sự thiếu hụt kẽm sẽ làm suy yếu khả năng tiêu diệt mầm bệnh của các tế bào máu trắng.

Nghiên cứu trực tuyến vào tháng 2/2011 của Hệ thống Cơ sở Dữ liệu (Mỹ) cho thấy, suy giảm kẽm sau 24h bị cảm lạnh sẽ khiến bệnh cảm lạnh thêm trầm trọng.

Do đó, chúng ta cần cung cấp đủ kẽm cho cơ thể bằng cách ăn thịt lợn mỗi ngày. Với 80g thịt lợn, nam giới sẽ được cung cấp 17%, nữ giới là 23% lượng kẽm được khuyến cáo mỗi ngày.

Thịt lợn dù ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng nhiều mẹ nội trợ vẫn không quan tâm lắm đến cách kết hợp, nấu các loại thực phẩm khác cùng thịt lợn. Đôi khi, chúng ta chỉ vì ăn thấy ngon, kết hợp thực phẩm thấy thú vị là làm.

Nhưng bạn có biết, thói quen giúp món ăn ngon miệng lúc ấy có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho sức khỏe?

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) sẽ chỉ ra cụ thể các cách kết hợp thực phẩm với thịt lợn để phòng tránh những bệnh đáng tiếc có thể xảy ra ngay dưới đây:

Những thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn

Gừng sống

Theo lương y Bùi Hồng Minh, thịt lợn có tính thủy, gừng sống có tính hỏa, khi ăn vào sẽ xảy ra hiện tượng thủy hỏa tương khắc, sinh chứng phong thấp, có thể xảy ra hiện tượng nổi các nốt đen ở mặt.

Cách chữa: Lấy một nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.


Thịt trâu

Thịt trâu có tính hàn. Khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng “Sán sơ mít”.

Cách chữa: Lấy lá dâu đun nước uống sẽ khỏi.

Thịt dê

Thịt dê có tính hàn. Khi kết hợp với thịt lợn sẽ sinh khí trệ sinh đờm.

Cách chữa: Lấy lá dâu đun nước uống sẽ khỏi.

Quả mơ

Thịt lợn và mỡ lợn rất kỵ khi ăn cùng quả mơ. Quả mơ tính chua, liễm, thịt mỡ lợn tính ngọt lạnh. Nếu chẳng may ăn phải sẽ sinh ra tả lỵ.

Cách chữa: Lấy quả mơ đất cháy hòa với nước nóng uống sẽ khỏi bệnh.

Rau mùi

Trong Đông y, rau mùi có tính tân tán, thịt lợn có tính ngưng trệ. Hai thứ xung khắc nhau, khi kết hợp ăn cùng sẽ sinh đau quặn ở xung quanh rốn.

Cách chữa: Lấy gừng gió đun nước uống.

Gỏi cá và dấm thanh

Gỏi cá sinh lãnh, thịt lợn hàm hàn, dấm thanh chua liễm. Nếu ăn phải 3 thứ liền nhau sẽ sinh ra chứng kiết lỵ hoặc đau bụng hoắc loạn, thượng thổ (mê mỏm), hạ tả (ỉa chảy).

Cách chữa: Lấy cam thảo đun uống nước ngay mới khỏi bệnh.



Gỏi cá kiêng ăn với gan lợn

Gỏi cá là thứ sống lạnh. Nếu ăn cùng gan lợn sẽ sinh chứng trường ung.

Cách chữa: Dùng cam thảo sắc uống nóng sẽ khỏi.

Cá diếc kiêng ăn với gan lợn

Cá diếc tính cam ôn, ăn với gan lợn, thịt gà sinh chứng mụn nhọt và trường ung.

Cách chữa: Nấu nước lá dâu uống.

Những lưu ý khi sử dụng và ăn thịt lợn

- Khi mua thịt lợn, mẹ nội trợ cần chú ý tránh mua phải lợn gạo vì thường có chứa nhiều sán, vô tình chui vào cơ thể khi chúng ta ăn thịt.

- Chọn thịt lợn săn chắc, không nhũn nhão, đặc biệt không cần phải phân vân với những loại thịt lợn chảy nước. Sử dụng ngón tay ấn vào miếng thịt, nếu thấy thịt để lại vết lõm nhưng không có dấu vết gì lạ khi nhấc ngón tay ra thì đó là thịt lợn ngon.

- Không nên ăn quá nhiều thịt lợn. Đặc biệt những đối tượng bị cao huyết áp, mỡ máu vì thịt lợn là loại thịt có lượng mỡ động vật cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét